- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng
2.1.1.1. Khái quát chung
Các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử đã, đang và sẽ được thông qua hoặc sửa đổi, bổ sung là kết quả sự thỏa thuận, thống nhất hành động của cộng đồng quốc tế nhằm tạo lập và duy trì một hành lang pháp lý quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của năng lượng hạt nhân trên cơ sở:
- Khuyến khích ứng dụng năng lượng hạt nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia và nền văn minh thế giới;
- Bảo vệ con người, xã hội và môI trường khỏi những tác hại mà năng lượng hạt nhân có thể gây ra.
Hiện nay các cam kết quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được chia làm 4 loại, bao gồm:
- Các điều ước quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân - bảo đảm
hạt nhân (hay gọi là thanh sát hạt nhân). Đây là các điều ước quốc tế nhằm
bảo đảm chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị hạt nhân. Có thể gọi là các điều ước về Không phổ biến - Bảo đảm hạt nhân (Non
47
Proliferation - Safeguards) với mục tiêu cơ bản là kiểm soát việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân, vật liệu hạt nhân vì mục đích hoà bình và không chuyển hướng sử dụng vào các mục đích quân sự, sản xuất vũ khí huỷ diệt.
- Các điều ước về an ninh hạt nhân. Đó là các điều ước về bảo đảm an
ninh trong việc đối với vật liệu hạt nhân và các cơ sở hạt nhân. Có thể gọi là các điều ước về An ninh hạt nhân (Security-Physical Protection), với mục tiêu cơ bản là duy trì sự kiểm soát của nhà nước và chủ quản lý các cơ sở hạt nhân về mặt an ninh nhằm chống lại mọi hành động khủng bố, đánh cắp buôn lậu hoặc sử dụng trái phép vật liệu hạt nhân.
- Các điều ước quốc tế về an toàn hạt nhân. Các điều ước về bảo đảm
hoạt động và sử dụng an toàn đối với các cơ sở và vật liệu hạt nhân cũng như nguồn phóng xạ. Có thể gọi là các điều ước về An toàn hạt nhân (Safety), với mục đích mọi hoạt động liên quan tới cơ sở, vật liệu hạt nhân nói chung hay các nguồn bức xạ phóng xạ nói riêng được bảo đảm một cách an toàn, không gây nên những tác động bức xạ có hại tới con người và môi trường xung quanh.
- Các điều ước quốc tế về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử. Cũng như mọi hình thái Hiệp định, Hiệp ước hợp tác khoa học và
kỹ thuật nói chung khác, thường được ký kết giữa một quốc gia với một quốc gia khác hoặc một tổ chức quốc tế khác nhằm hỗ trợ giúp đỡ trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực... trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đối với lĩnh vực năng lượng hạt nhân, các điều ước này cũng thường đi kèm với những điều khoản ràng buộc liên quan tới các nội dung Bảo đảm, An ninh và An toàn.