Nghị định số 2007-1557 (Décret o 2007-155 7)

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 115)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.2.2.3.2.Nghị định số 2007-1557 (Décret o 2007-155 7)

f. Luật về công nghiệp điện:

2.2.2.3.2.Nghị định số 2007-1557 (Décret o 2007-155 7)

Ngày 02/11/2007, Thủ tướng đã ban hành Nghị định số 2007-1557 về các cơ sở hạt nhân cơ bản và về việc kiểm soát về an toàn hạt nhân, vận chuyển chất phóng xạ. Nghị định gồm 77 điều chia làm 11 phần như sau:

Phần I. Ủy ban tư vấn cho các cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 1 - Điều 2) Phần II. Các quy định chung về các cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 3 - Điều 5)

Phần III. Thành lập và hoạt động của một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 6 - Điều 35). Phần này gồm 9 chương như sau: Chương I. Yêu cầu lấy ý kiến về lựa chọn một cơ sở hạt nhân cơ bản tương lai (Điều 6); Chương II. Cấp phép thành lập một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 7 - Điều 17); Chương III. Các quy định của Cơ quan An toàn hạt nhân (ASN) áp dụng cho một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 18 - Điều 19); Chương IV. Đưa vào hoạt động một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 20 - Điều 21); Chương V. Cấp phép ngắn hạn (Điều 22); Chương VI. Các báo cáo định kỳ liên quan đến một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 23 - Điều 24); Chương VII. Thay đổi trong quá trình khai thác liên quan đến ASN (Điều 25 - Điều 28); Chương VIII. Sửa đổi lệnh cấp phép cho

114

một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 29 - Điều 33); Chương IX. Các quy định áp dụng trong trường hợp nguy hiểm nghiêm trọng (Điều 34 - Điều 35)

Phần IV. Chấm dứt vĩnh viễn và tháo dỡ một cơ sở hạt nhân cơ bản. (Điều 36 - Điều 45). Phần này gồm 2 chương như sau: Chương I. Các quy định chung (Điều 36 - Điều 41); Chương II. Quy định dành cho các cơ sở cất giữ chất thải phóng xạ (Điều 42 - Điều 45)

Phần V. Các cơ sở hoạt động theo các quyền đã được hưởng. (Điều 46 - Điều 49)

Phần VI. Trách nhiệm đối với lợi ích công cộng xung quanh các cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 50 - Điều 52)

Phần VII. Các biện pháp cảnh sát và xử phạt hình sự (Điều 53- Điều 56). Phần này gồm 2 chương là: Chương I. Biện pháp hành chính (Điều 54- Điều 55) và Chương II. Quy định hình sự (Điều 56)

Phần VIII. Các cơ sở khác nằm trong khuôn viên một cơ sở hạt nhân cơ bản (Điều 57 - Điều 59)

Phần IX. Quy định về thiết bị áp lực của cơ sở hạt nhân cơ bản. (Điều 60- Điều 61)

Phần X. Quy định về vận chuyển chất phóng xạ. (Điều 62)

Phần XI. Quy định quá độ và điều khoản cuối cùng. (Điều 63-Điều 77).

Tóm lại, quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy hệ thống các quy

định pháp luật về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ của Pháp tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ. Các quy định khá chi tiết giúp cho việc thực thi chúng được dễ dàng, chính xác và chúng cũng được sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Pháp cũng thành công trong việc đưa các quy định của các hiệp ước quốc tế có liên quan mà Pháp tham gia ký kết vào hệ thống pháp luật trong nước. Tuy nhiên, các quy định về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ

115

chưa được tập hợp và pháp điển hoá tại một văn bản Luật thống nhất lại là một hạn chế của hệ thống này.

Từ những bài học và nhận xét thu được thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống các quy định pháp luật của Pháp về an toàn hạt nhân và bảo vệ bức xạ, và tiếp thu chúng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, việc xây dựng Luật năng lượng hạt nhân với tư cách là một văn bản Luật thống nhất điều chỉnh về các hoạt động liên quan trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân sao cho bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và môi trường là một nhu cầu tất yếu và mang tính chiến lược. Luật này cần tập trung điều chỉnh và làm rõ các vấn đề về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về năng lượng hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của chúng (tổ chức có chức năng tư vấn); các quy định về an toàn hạt nhân; các quy định về bảo vệ bức xạ; tổ chức thanh tra và kiểm soát việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn của chủ thể có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 115)