0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Công ước An toàn hạt nhân

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH (Trang 53 -61 )

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

2.1.1.3. Công ước An toàn hạt nhân

An toàn hạt nhân là yếu tố sống còn đối với sự phát triển của năng lượng hạt nhân nói chung và nhà máy điện hạt nhân nói riêng. Không có chương trình năng lượng hạt nhân nào là không danh ưu tiên cho việc bảo đảm an toàn hạt nhân. Và cũng không có chương trình hạt nhân của quốc gia nào là không có ảnh hưởng đến sinh hoạt quốc tế. An toàn hạt nhân là một vấn đề toàn cầu, là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do vì sao trong ba thập niên trở lại đây, các điều ước quốc tế liên quan trực tiếp

52

hoặc gián tiếp đến an toàn hạt nhân được soạn thảo và thông qua ngày càng nhiều, với sự nhất trí ngày càng cao và số lượng nước tham gia ngày càng đông.

Dự thảo Công ước An toàn hạt nhân (Convention on Nuclear Safety) đã được nhóm chuyên gia chuẩn bị trong giai đoạn từ tháng 5/1992 đến tháng 2/1994. Công ước là kết quả những cố gắng chung của các chính phủ, các Cơ quan quản lý an toàn hạt nhân quốc gia và Ban Thư ký IAEA.

Theo Quyết định của Hội đồng Thống đốc IAEA, Tổng Giám đốc Hans Blix đã triệu tập Hội nghị Ngoại giao từ ngày 14-17/6/1994 với mục đích thông qua Công ước. Các đoàn đại biếu đến từ 83 nước (trong đó có Việt Nam) và các quan sát viên từ EC/EU, IAEA, OECD/NEA và UNESCO đã tham gia Hội nghị. Trong phiên họp toàn thể cuối cùng ngày 17/6/1994, Hội nghị Ngoại giao đã thông qua nội dung Công ước. Công ước đã được mở ngỏ để ký kết tham gia tại Trụ sở của IAEA.

Công ước An toàn hạt nhân được thông qua ngày 17/6/1994 tại Hội nghị ngoại giao được cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế triệu tập họp tại tổng hành dinh từ ngày 14 đến 17/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 24/10/1996 (căn cứ theo Điều 31 của Công ước, Công ước sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày IAEA nhận được văn kiện phê chuẩn, chấp thuận của 22 quốc gia, trong đó phải có 17 quốc gia có ít nhất một sơ sở hạt nhân đã hoạt động). Công ước An toàn hạt nhân gồm lời nói đầu, 4 chương và 35 điều.

Chương 1. Mục tiêu, định nghĩa và phạm vi áp dụng. Gồm 03 điều từ điều 1 đến điều 3.

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn trong sử dụng năng lượng hạt nhân, việc tiềm ẩn sự cố hạt nhân có ảnh hưởng vượt qua biên giới, khẳng định trách nhiệm bảo đảm an toàn hạt nhân thuộc về quốc gia có quyền tài phán đối với cơ sở hạt nhân, đồng thời khẳng định tầm

53

quan trọng của hợp tác quốc tế nhằm tăng cường an toàn hạt nhân thông qua cơ chế hợp tác đa phương và song phương. Trên cơ sở đó, Điều 1 Công ước nhằm mục tiêu:

i) Đạt được và duy trì một mức độ an toàn hạt nhân cao trên toàn thế giới nhờ vào việc cải thiện các biện pháp được thực hiện trong nước và việc hợp tác quốc tế và đặc biệt là vào việc hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn hạt nhân, nếu có;

ii) Thiết lập và duy trì các biện pháp phòng vệ hiệu quả trong các Công trình hạt nhân chống lại các nguy cơ phóng xạ nhằm bảo vệ con người, xã hội và môi trường trước tác hại của các tia phóng xạ phát ra từ các công trình này; iii) Phòng ngừa các tai nạn gây hậu quả phóng xạ và giảm nhẹ các hậu quả đó trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Điều 3 của Công ước quy định phạm vi áp dụng là sự an toàn của các cơ sở hạt nhân. Cơ sở hạt nhân (nuclear installation) theo định nghĩa tại Điều 2 là nhà máy điện hạt nhân dân sự cố định thuộc thẩm quyền tài phán của bên thành viên, kể cả nơi lưu trữ, lưu chuyển, và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó. Một nhà máy như vậy sẽ không còn là cơ sở hạt nhân khi tất cả nhiên liệu phóng xạ đã được rút hẳn ra khỏi tâm lò phản ứng và được lưu trữ an toàn theo các thủ tục đã được phê chuẩn và chương trình chấm dứt hoạt động đã được cơ quan điều tiết phê chuẩn.

Chương II - Các nghĩa vụ. Đây là chương quan trọng nhất của Công ước, bao gồm 16 điều, từ Điều 4 đến Điều 19, chia làm 4 phần:

A) Các quy định chung; B) Lập pháp và quản lý;

C) Quy định chung về an toàn; D) An toàn của các cơ sở hạt nhân.

54

Phần A. Các quy định chung

Phần này yêu cầu nước thành viên phải:

- Ban hành trong nội luật của nước mình các quy định pháp quy và hành chính và các biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại Công ước này. (Điều 4)

- Chuẩn bị và nộp một bản báo cáo về các biện pháp mình đã thực hiện để đảm bảo việc các nghĩa vụ quy định tại Công ước này, để xem xét tại cuộc họp. (Điều 5)

- Thực hiện các biện pháp cần thiết để cho phép tiến hành kiểm tra sớm nhất có thể sự an toàn của các cơ sở hạt nhân hiện có vào thời điểm Công ước này có hiệu lực (đối với Nước Thành viên). Trong trường hợp cần thiết theo quy định của Công ước này, Nước Thành viên phải tiến hành khẩn cấp các biện pháp cải tạo thích hợp nhằm tăng cường an toàn cho các cơ sở hạt nhân. Nếu không thể cải tạo an toàn thì cần phải lên kế hoạch chấm dứt hoạt động của công trình đó ngay khi điều kiện thực tế cho phép. Khi lập kế hoạch chấm dứt hoạt động, có thể tính đến tổng thể bối cảnh thực tế về năng lượng, các giải pháp thay thế cũng như những tác động đối với xã hội, môi trường và kinh tế (Điều 6).

Phần B. Pháp luật và quản lý

Phần này bao gồm những quy định về việc xây dựng và duy trì một hệ thống pháp luật và quản lý an toàn cơ sở hạt nhân. Theo Điều 7, khuôn khổ luật pháp và quản lý phải quy định về:

i) Ban hành các quy định và quy chế quốc gia về an toàn;

ii) Thiết lập cơ chế cấp phép cho các cơ sở hạt nhân và cấm khai thác Công trình hạt nhân mà không có giấy phép;

iii) Thiết lập cơ chế thanh tra và đánh giá các cơ sở hạt nhân nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các điều kiện quy định trong giấy phép;

55

iv) Các biện pháp đảm bảo pháp luật và các điều kiện quy định trong giấy phép được tuân thủ, kể cả biện pháp tạm đình chỉ hoạt động, thay đổi hay rút giấy phép.

Điều 8 (cơ quan quản lý) quy định như sau:

“1. Mỗi Bên thành viên thành lập hay chỉ định một cơ quan điều tiết. Cơ quan điều tiết phụ trách việc áp dụng pháp luật theo quy định tại điều 7 và được trao các quyền hạn, thẩm quyền, được cấp một nguồn kinh phí và nhân lực thích đáng để thực thi công việc được giao.

2. Mỗi Bên thành viên thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo tách biệt thực sự chức năng của cơ quan điều tiết và cơ quan hay tổ chức phụ trách việc phát triển hay sử dụng năng lượng hạt nhân.”

Điều 9 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp phép

(licence holder). Theo điều này, Nước Thành viên phải bảo đảm sao cho trách

nhiệm hàng đầu đối với sự an toàn của một cơ sở hạt nhân phải thuộc về người được cấp giấy phép cho công trình đó và áp dụng các biện pháp thích hợp để những người được cấp phép đảm nhận trách nhiệm của mình.

Phần C. Xem xét an toàn chung

Phần này gồm 7 điều, từ Điều 10 đến Điều 16, bao gồm các quy định liên quan về các nội dung chủ yếu để xây dựng chương trình an toàn hạt nhân trên nguyên tắc “Mỗi Bên thành viên áp dụng các biện pháp thích hợp sao cho tất cả các tổ chức có hoạt động liên quan trực tiếp đến các Công trình hạt nhân thiết lập các chiến lược trong đó dành ưu tiên cho vấn đề an toàn hạt nhân.” (Điều 10)

Các nội dung bao gồm:

- Nguồn tài chính và nhân lực; - Yếu tố con người;

56 - Đánh giá và kiểm tra tính an toàn; - An toàn bức xạ;

- Sẵn sàng ứng phó khẩn cấp.

Lần đầu tiên trong một công ước quốc tế, nguyên tắc ALARA được quy định tại Điều 15 như sau:

“Mỗi Bên Thành viên thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng, trong điều kiện vận hành bình thường, mức độ bức xạ mà người lao động và người dân chỉ phải chịu từ một cơ sở hạt nhân được giữ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý và không ai phải chịu mức độ bức xạ vượt quá mức giới hạn theo quy định của quốc gia.”

Phần D. An toàn của cơ sở hạt nhân

Phần này gồm 3 điều (17-19) quy định các Nước Thành viên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn từ giai đoạn lựa chọn địa điểm (Điều 17) , qua giai đoạn thiết kế và xây dựng (Điều 18) đến giai đoạn vận hành (Điều 19). Các quy định đặt ra các yêu cầu tương đối cụ thể để bảo đảm an toàn trong các giai đoạn kể trên.

Trong việc lựa chọn địa điểm, Công ước yêu cầu các Nước Thành viên phải đánh giá và đánh giá lại (nếu cần thiết) các yếu tố liên quan đến địa điểm có khả năng ảnh hưởng đến cơ sở hạt nhân trong suốt quá trình hoạt động, cũng như ảnh hưởng mà cơ sở hạt nhân có thể tác động đến con người, xã hội và môi trường để bảo đảm tính liên tục về an toàn của cơ sở hạt nhân.

Điều 17 quy định về lựa chọn địa điểm xây dựng. Theo đó, mỗi nước hoặc tổ chức thành viên của Công ước phải thực hiện các biện pháp cần thiết để quy định và thực hiện quy trình thích hợp cho phép:

i) Đánh giá mọi yếu tố liên quan đến địa điểm xây dựng, có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của cơ sở hạt nhân trong suốt quá trình vận hành của công trình đó;

57

ii) Đánh giá các tác động mà một cơ sở hạt nhân đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng có thể gây ra đối với sự an toàn của con người, xã hội và môi trường;

iii) Đánh giá lại tất cả các yếu tố quy định tại các điểm i) và ii), tuỳ theo nhu cầu, nhằm đảm bảo rằng việc xây dựng cơ sở hạt nhân là có thể chấp nhận được, xét về khía cạnh an toàn;

iv) Tham khảo ý kiến các nước thành viên gần khu vực dự án xây dựng cơ sở hạt nhân nếu công trình đó có khả năng ảnh hưởng đến họ và, nếu được yêu cầu, phải cung cấp cho các nước này những thông tin cần thiết cho phép họ tự xem xét, đánh giá về tác động mà cơ sở hạt nhân có thể gây ra đối với sự an toàn trên lãnh thổ nước mình.

Trong việc thiết kế và xây dựng cơ sở hạt nhân, Công ước yêu cầu bảo đảm việc vận hành tin cậy, ổn định; việc quản lý, điều khiển dễ dàng với sự xem xét đặc biệt các yếu tố con người, môi trường, mối tương tác giữa con người với máy móc.

Về vận hành cơ sở hạt nhân: Điều 19 của Công ước, với 8 khoản, quy định các yêu cầu về vận hành cơ sở hạt nhân trong việc:

i) Cho phép vận hành lần đầu;

ii) Lập các giới hạn và các điều kiện vận hành; iii) Vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra và thử nghiệm;

iv) Lập quy trình giải quyết sự cố có thể xảy ra khi vận hành; v) Bảo đảm sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết;

vi) Thông báo kịp thời sự cố;

vii) Thiết lập chương trình thu thập và phân tích kinh nghiệm vận hành; viii) Quản lý chất thải phóng xạ.

Chương III - Hội nghị của các thành viên Công ước. Gồm 9 điều, từ Điều 20 đến Điu 28 quy định về hình thức, thời gian, nội dung và thủ tục của

58

các cuộc họp của các Bên Thành viên. Có hai hình thức họp chủ yếu:

- Các cuộc họp đánh giá: nhằm mục đích xem xét các báo cáo về các biện pháp đã thực hiện theo quy định tại Chương II.

- Các cuộc họp bất thường: được tổ chức theo sự thỏa thuận của các Bên Thành viên khi có yêu cầu.

Cơ chế lập báo cáo và tổ chức họp có ý nghĩa quan trọng trong việc tôn trọng cam kết, bảo đảm hiệu lực của Công ước đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề có tính chất quốc tế phát sinh trong quá trình thực hiện Công ước.

Chương IV - Các điều khoản thi hành và các quy định khác. Gồm 8 điều quy định về các vấn đề như: Giải quyết bất đồng; Ký kết, phê chuẩn; Hiệu lực của Công ước; Sửa đổi, bổ sung; Rút khỏi Công ước; Lưu giữ và văn bản gốc có chứng thực.

Như vậy, Công ước là văn bản luật pháp quốc tế đầu tiên về an toàn các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới. Công ước nhằm mục tiêu tạo ra cơ chế tăng cường an toàn hạt nhân thông qua hợp tác đa phương hoặc song phương. Theo thông tin của IAEA, tính đến ngày 24/12/ 2008, đã có 65 nước ký kết tham gia Công ước. Việc ra đời Công ước đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tăng cường và củng cố hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn hạt nhân. Công ước là văn bản luật pháp quốc tế đầu tiên về an toàn các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.

Tuy nhiên, Công ước An toàn hạt nhân là một văn bản nặng tính chất khuyến khích. Công ước không được thiết kế để bảo đảm thực hiện trọn vẹn các nghĩa vụ cam kết qua việc kiểm soát và xử phạt, nhưng Công ước được xây dựng trên cơ sở mối quan tâm chung của các nước thành viên đối với việc bảo đảm an toàn ở mức độ cao mà sẽ được thúc đẩy và phát triển qua những cuộc họp thường kỳ. Công ước buộc các nước thành viên phải đệ trình các báo cáo về việc thực hiện các nghĩa vụ của mình để xem xét kỹ lưỡng tại các

59

cuộc họp. Cơ chế này là yếu tố quan trọng có tính mới và năng động của Công ước.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI VỀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH (Trang 53 -61 )

×