Kiến nghị, đề xuất tham gia điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 139 - 146)

- Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử như Nghị định do tổng thống ban hành, quy phạm do Thủ tướng

c. Luật bảo vệ thực thể hạt nhân và tình huống khẩn cấp về phóng xạ

3.3.2 Kiến nghị, đề xuất tham gia điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử

nguyên tử

Trong những năm qua, cùng với Chính sách Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện một chính sách ngoại giao đúng đắn, ngày càng nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đảng và Nhà nước quan tâm và đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ngành NLHN, đặc biệt là nghiên cứu phát triển ĐHN ở Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam có nhiều khả năng hơn để tiếp cận đựoc những thành tựu KH&CN hạt nhân thế giới; có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực (nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý...) để thực hiện thành công chiến lược phát triển NLHN, đặc biệt là phát triển ĐHN.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam trong việc ứng dụng năng lượng hạt nhân là vì mục đích hoà bình và phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 3/1/2006, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 01/2006/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020, trong đó đặt ra kế hoạch đến năm 2020 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẽ được đưa vào vận hành.

138

Ngày 23/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 14/2007/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020. Một trong các nhiệm vụ đề ra đó là Xây dựng kế hoạch tham gia các điều ước quốc tế có liên quan nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý quốc tế cho phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.

Ngoài một số điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử nêu trên, thì hiện nay, Việt Nam cần nghiên cứu để tham gia một số điều ước quốc tế khác về năng lượng nguyên tử. Chẳng hạn:

- Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân (Convention on the

Physical Protection of Nuclear Materials). C«ng -íc này được thông qua

ngày 26 tháng 10 năm 1979 tại Viên, có hiệu lực từ ngày 8 tháng 2 năm 1987. Tới 3/2007 Công ước được 128 nước ký kết . Công ước nhấn mạnh tới yếu tố bảo đảm an ninh, chống khủng bố, đột nhập, lấy cắp tại cơ sở hạt nhân cũng như trong quá trình vận chuyển. Từ đầu những năm 90, các cơ quan hữu quan của Việt nam đã xem xét việc tham gia Công ước, tuy nhiên đến nay Việt nam vẫn chưa tham gia.

Công ước tập trung chủ yếu vào các vật liệu hạt nhân được vận chuyển trong thương mại quốc tế, nhưng cũng chứa các quy định về các biện pháp đảm bảo an ninh thực thể hạt nhân trong nước.

Có thể tóm tắt các quy định của Công ước như sau:

+ Quốc gia thành viên phải đảm bảo cơ chế bảo vệ thực thể hiệu quả và áp dụng các mức bảo vệ cụ thể đối với việc vận chuyển quốc tế các vật liệu hạt nhân. (trên lãnh thổ nước mình)

+ Quốc gia thành viên thực hiện hợp tác quốc tế trong việc tìm kiếm, bảo vệ và trao trả các vật liệu hạt nhân bị đánh cắp.

139

hành vi phạm tội (như đánh cắp vật liệu hạt nhân và đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vật liệu hạt nhân để gây hại cho cộng đồng); truy tố hoặc dẫn độ những người bị kết tội là phạm vàoo các hành động đó.

+ Quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật quốc gia nhằm đảm bảo tính bí mật của mọi thông tin mà quốc gia đó nhận được nếu các thông tin đó được coi là thông tin mật theo quy định của Công ước

Tuy nhiên, thực tế là hiện nay Việt Nam chỉ có lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt với công suất danh định 500 kW là cơ sở hạt nhân đáng kể, và từ năm 1990 lò Đà Lạt đã được đặt dưới sự thanh sát của IAEA. Các hoạt động đảm bảo an ninh cho vật liệu hạt nhân và lò được thực hiện theo các quy định nội bộ. Cho tới nay, Việt Nam mới nhập khẩu vật liệu hạt nhân cho lò Đà Lạt một lần vào năm 1982. Gần đây, Việt Nam đã thực hiện việc chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân cho lò Đà Lạt từ dạng urani có độ giàu cao (HEU) sang độ giàu thấp (LEU). Theo các hợp đồng, việc vận chuyển, xuất khẩu HEU và nhập khẩu LEU giữa các bên phải tuân theo quy định của Công ước Bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân. Như vậy, mặc dù Việt Nam chưa tham gia Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, nhưng thực tế Việt Nam đã có những áp dụng cụ thể.

- Công ước về trách nhiệm dân sự trong trường hợp tổn thất hạt nhân

(Vienna Convention on Civil Liabilitiy for Nuclear Damage). Thường gọi là Công ước Viên, mở ký từ 21/5/1963 và có hiệu lực từ 12/11/1977. Công ước hiện được 14 nước tham gia ký kết và 35 nước thành viên chấp thuận.

- Công ước về sự đền bù bổ sung trong trường hợp tổn thất hạt nhân

(Convention on Supplementary Compensation for Nuclear Damage). Công ước được mở ký ngày 29/9/1997, có 13 nước tham gia.

140

- Công ước chung về Bảo đảm An toàn đối với Nhiên liệu thải và Quản

lý Chất thải Phóng xạ (Joint Convention on the Safety of Spent fuel

Management and on the Safety of Radioactive Waste Management). Công ước ước được mở ký 9/1997 trong phiên họp Đại Hội Đồng IAEA thường niên thứ 41 tại Viên, có hiệu lực từ 18/6/2001. Hiện có 42 nước đã ký trong đó 29 nước đã phê chuẩn.

- Công ước quốc tế về trừng trị các hành vi khủng bố hạt nhân

(Convention for the Suppression of Acts of Nuclear Terrorism). Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng đồng thuận ngày 13/4/2005 và được mở ký ngày 14/9/2005 tại NewYork. Đến nay đã có 13 nước phê chuẩn.

Để tăng cường hợp tác quốc tế cho dự án nhà máy điện hạt nhân, cần phải nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế đó phù hợp. Tuy nhiên, khi xem xét tham gia một điều ước quốc tế nào đó, cần phải cân nhắc các yếu tố:

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, uy tín quốc gia và bí mật nhà nước; + Tranh thủ sự sự hợp tác, giúp đỡ và viện trợ quốc tế;

+ Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội; điều kiện về tổ chức, nhân lực, kỹ thuật, tài chính để thực hiện những nghĩa vụ, yêu cầu và những ràng buộc sau khi tham gia điều ước quốc tế.

- Nghị định thư chung liên quan tới việc áp dụng Công ước Viên và

Công ước Pari. Thường gọi là Nghị định thư Brussell, được mở ký từ 1988 và

có hiệu lực từ 27/4/1992 tức là 3 tháng sau khi được chấp thuận bởi tối thiểu 5 quốc gia thành viên Công ước Viên và 5 quốc gia thành viên Công ước Pari. Có 22 nước tham gia ký và 25 thành viên tham dự

141

KẾT LUẬN

Việc thực hiện Đề tài „Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình” đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Luận văn đã bao quát, thể hiện được toàn bộ những nội dung nghiên cứu của đề tài, đó là các vấn đề chính liên quan đến pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Bao gồm các vấn đề về:

- Tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

- Các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình.

+ Pháp luật quốc tế về năng lượng nguyên tử bao gồm: Sách hướng dẫn của IAEA và cẩm nang về xây dựng luật năng lượng nguyên tử cũng như các tiêu chuẩn về năng lượng nguyên tử của IAEA và các điều ước quốc tế được chia thành các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam tham gia và các điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam chưa tham gia.

+ Pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử. Luận văn chia thành 02 nhóm là nhóm nước chưa phát triển điện hạt nhân và nhóm nước phát triển điện hạt nhân như các nước Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, v.v… là các nước có những quy định hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

- Kiến nghị, đề xuất và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật năng lượng nguyên tử.

Việc nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, vận dụng với tình hình

142

áp dụng thực tiễn và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam đã được các nhà làm luật và chính sách năng lượng nguyên tử của Việt Nam vận dụng tương đối linh hoạt, các chính sách đề xuất trong đề tài này được dựa trên thực tiễn, cũng như các nghiên cứu chính sách liên quan của pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử.

Ở nước ta hệ thống pháp luật về năng lượng nguyên tử vẫn còn đang ở thời kỳ đầu, chưa được hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của công nghiệp điện hạt nhân. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương nghiên cứu phát triển điện hạt nhân từ Nghị quyết Đại hội VIII. Đến tháng 1/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020, khẳng định quyết tâm phát triển điện hạt nhân.

Kinh nghiệm pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu của đảng và nhà nước ta hướng tới phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Hướng dẫn và quy định cụ thể việc thực hiện các điều khoản về nhà máy điện hạt nhân trong Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008,

Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, kinh nghiệm và đặc biệt là thiếu nguồn tài liệu tham khảo nên còn có nội dung phân tích chưa được sâu. Mặc dù vậy, kết quả đề tài của luận văn có thể là nguồn tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình. Cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn về các nội dung đã nêu trong đề án trên cơ sở thực tiễn và các tài liệu thu thập thêm và thông tin cập nhật.

Tóm lại, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình là chính sách nhất quán của Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình thế giới hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược hợp tác quốc tế thích hợp, linh hoạt, đáp ứng

143

được những xu hướng diễn biến phức tạp về chính trị, ngoại giao trên thế giới trong những năm sắp tới.

Việt Nam đang có một vị trí thân thiện và ảnh hưởng nhất định đối với một số nước. Nếu chúng ta biết tận dụng thời cơ, khẳng định chính sách của Việt Nam phát triển và sử dụng NLHN vì mục đích hoà bình, nâng cao hiệu quả của các hoạt động hợp tác, chúng ta sẽ càng ngày càng tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế./.

144

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)