Mối quan hệ giữa thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 31 - 32)

cho việc xem xét và quyết định giải quyết đối với yêu cầu kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm được đúng qui định của pháp luật, hạn chế tình trạng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại bị kháng nghị do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

1.1.4. Mối quan hệ giữa thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự dân sự

Thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự là những hoạt động đầu tiên trong tiến trình Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án dân sự. Tuy thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự là những hoạt động riêng, có nhiệm vụ khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ khăng khít với nhau, thể hiện:

- Thụ lý vụ án dân sự tạo tiền đề cho CBXXPT vụ án dân sự và cùng CBXXPT vụ án dân sự bảo đảm các điều kiện cho việc xét xử lại vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

Thụ lý vụ án dân sự là công việc đầu tiên của Tòa án cấp phúc thẩm và tạo tiền đề cho CBXXPT vụ án dân sự. Nếu không có hoạt động thụ lý vụ án dân sự thì Tòa án cũng không phải xét xử phúc thẩm vụ án nên cũng không phải chuẩn bị cho phiên tòa. Bên cạnh đó, nếu hoạt động thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự không tốt như người kháng cáo không có quyền kháng cáo, không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm vẫn chấp nhận thụ lý, không kiểm tra các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến khi thụ lý v.v…thì khi CBXXPT vụ án dân sự Tòa án cấp phúc thẩm lại phải khắc phục nên sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

- CBXXPT vụ án dân sự tạo điều kiện để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, kiểm tra tính đúng đắn của thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự.

Trong quá trình CBXXPT vụ án dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết sẽ xem xét toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị. Ví dụ: Xem xét người kháng cáo có quyền kháng cáo hay không, người kháng cáo có kháng

cáo đúng hạn hay không hoặc nội dung kháng cáo, kháng nghị có liên quan đến bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và quyền, nghĩa vụ của người kháng cáo không v.v… Thông qua đó, Tòa án cấp phúc sẽ có phương hướng khắc phục được những hạn chế, thiếu sót của thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự để bảo đảm việc xét xử vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm.

Ngoài ra, mục đích của xét xử phúc thẩm là ban hành được một bản án, quyết định phúc thẩm khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Do đó, công tác thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự là đặc biệt quan trọng. Nếu như coi thủ tục thụ lý làm phát sinh quan hệ xét xử phúc thẩm là điều kiện cần thì CBXXPT vụ án dân sự là điều kiện đủ để Tòa án cấp phúc thẩm thực thi đúng đắn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, hoạt động CBXXPT vụ án dân sự còn được tiến hành gần như đan xen với thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự nên cũng có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác. Nếu các hoạt động thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự cùng được tiến hành tốt thì tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng để đưa ra phán quyết khách quan, công bằng và đúng pháp luật còn nếu không thì kết quả sẽ ngược lại.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)