Lập hội đồng xét xử phúc thẩm, phân công Chủ tọa, Thư ký phiên tòa phúc thẩm và thay đổi người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 54 - 56)

phiên tòa phúc thẩm và thay đổi người tiến hành tố tụng

Nhiệm vụ của phúc thẩm là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ trong các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nên Hội đồng xét xử phúc thẩm phải bao gồm những người có trình độ chuyên môn cao.

Theo quy định tại Điều 257 BLTTDS và hướng dẫn tại Mục 1 Phần I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP [36], ngay sau khi thụ lý vụ án dân sự để xét xử theo trình tự phúc thẩm, Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc Phó chánh án TAND cấp tỉnh được ủy nhiệm hoặc Chánh tòa hoặc Phó chánh tòa TAND cấp tỉnh được ủy quyền, Chánh tòa phúc thẩm hoặc Phó chánh tòa TANDTC được ủy nhiệm có quyền được thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công chủ tọa phiên tòa. Theo Điều 53 BLTTDS thì Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán. Hội đồng xét xử phúc thẩm hoạt động theo nguyên tắc tập thể do một Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phụ trách. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền tham mưu cho Chánh án hoặc Chánh tòa ban hành hoặc tự mình ban hành các quyết định về giải quyết phúc thẩm vụ án. Các Thẩm phán là thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm chịu trách nhiệm

trước pháp luật và trước Chánh án hoặc Chánh tòa về các hoạt động tố tụng mình tiến hành theo quy định tại Điều 41 BLTTDS. Mặt khác, khi phân công Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm cần tiếp tục phân công các thẩm phán đã tham gia hội đồng xét kháng cáo quá hạn. Việc pháp luật quy định ngay sau khi thụ lý Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công các thẩm phán đã tham gia hội đồng xét kháng cáo quá hạn tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm là để đảm bảo việc xét xử vụ án được kịp thời, đúng đắn và có hiệu quả.

Cùng với việc thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án phải phân công Thư ký tòa án tham gia giải quyết vụ án. Thư ký có nhiệm vụ chuẩn bị công tác nghiệp vụ trước khi mở phiên tòa, phổ biến nội quy, ghi biên bản phiên tòa… Việc phân công Thư ký phiên tòa phúc thẩm là cần thiết nhằm bảo đảm cho phiên tòa hoạt động có hiệu quả. Mặc dù trong BLTTDS không quy định cụ thể thủ tục phân công Thư ký tòa án tham gia giải quyết vụ án nhưng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 BLTTDS thì Chánh án Tòa án hoặc Phó chánh án được ủy nhiệm có quyền quyết định phân công Thư ký tòa án tham gia giải quyết vụ án dân sự.

Ngoài ra, để việc giải quyết vụ án được tiến hành một cách khách quan, pháp luật TTDS còn quy định những trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng. Vì vậy, trong quá trình CBXXPT thì Tòa án cấp phúc thẩm còn có thể phải tiến hành việc xem xét, quyết định thay đổi người tiến hành TTDS. Theo quy định tại Điều 46 BLTTDS, người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

2. Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ [17].

Ngoài những trường hợp quy định tại Điều 46 BLTTDS, pháp luật TTDS cũng quy định cụ thể các trường hợp thay đổi đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án tại các điều 47, 48 và 49 BLTTDS. Do vậy, khi xem xét việc thay đổi người tiến hành TTDS cụ thể ngoài việc phải căn cứ vào Điều 47 BLTTDS còn phải căn cứ vào cả các quy định này để quyết định. Cụ thể, khi xem xét việc thay đổi Thẩm phán phải căn cứ cả vào Điều 47 BLTTDS, khi xem xét việc thay đổi Kiểm sát viên phải căn cứ cả vào Điều 48 BLTTDS và khi xem xét việc thay đổi Thư ký tòa án phải căn cứ cả vào Điều 49 BLTTDS để quyết định. Về thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 50 và 51 BLTTDS. Theo đó, trước phiên tòa phúc thẩm việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ căn cứ, lý do của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng. Trước phiên tòa phúc thẩm, Chánh án tòa án có thẩm quyền giải quyết việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án. Nếu người bị thay đổi là Chánh án tòa án thì thẩm quyền thay đổi thuộc Chánh án tòa án cấp trên trực tiếp. Đối với việc thay đổi Kiểm sát viên trước phiên tòa do Viện trưởng VKS cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng VKS thì thẩm quyền thay đổi thuộc Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)