Các kiến nghị về thực hiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 97 - 102)

Nam về thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Trong thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự thì Thẩm phán có vai trò rất quan trọng. Như đã nêu trên các tranh chấp Tòa án phải thụ lý giải quyết ngày càng phức tạp, có giá trị lớn, việc đánh giá chứng cứ, xác định các tình tiết để giải quyết rất khó đội ngũ Thẩm phán còn thiếu, nhiều người trình độ chuyên môn và năng lực xét xử yếu nên khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đã không tránh khỏi những sai sót về chuyên môn, nghiệp vụ. Theo báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2011 của ngành TAND, năm 2010 Tòa án các cấp đã tuyển dụng mới 902 cán bộ công chức, tổng số cán bộ, công chức

ngành TAND là 12.379 người, tăng so với cùng kỳ năm trước 726 người. Tuy nhiên, tình trạng thiếu biên chế ở một số nơi chưa được giải quyết triệt để, so với số lượng Thẩm phán Tòa án các cấp được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định thì toàn ngành còn thiếu 756 Thẩm phán. Về công tác quản lý cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài còn hạn chế. Vẫn còn một số Thẩm phán, cán bộ Tòa án hạn chế về năng lực, trình độ, thiếu ý thức rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân và việc chấp hành kỷ luật công vụ chưa tốt nên hiệu quả công tác thấp. Do đó, để kiện toàn công tác tổ chức cán bộ và xây dựng ngành vững mạnh, ngành Tòa án cần tiếp tục được kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị; tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu cán bộ, Thẩm phán ở Tòa án các cấp; nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện đề án xây dựng mô hình Tòa án khu vực để tạo điều kiện cho các Tòa án thực hiện tốt nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ Thẩm phán nhằm nâng cao trình độ Thẩm phán, phù hợp với tình hình thực tế, bồi dưỡng nghiệp vụ phải tăng cường tập huấn các kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử các tranh chấp quốc tế, đồng thời nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp. Đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo, điều hành, nâng cao chất lượng quản lý để tránh tình trạng: có Thẩm phán giải quyết mỗi tháng trên 10 vụ việc nhưng chủ yếu là các việc dân sự đơn giản, lại có Thẩm phán xoay sở cả tháng giải quyết không đủ chỉ tiêu vì toàn hồ sơ dân sự phức tạp. Phân chia biên chế trên cơ sở số lượng án để tránh tình trạng: có Tòa án việc làm không xuể, lại có Tòa án không đủ hồ sơ phân cho Thẩm phán giải quyết. Cần thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển cán bộ, Thẩm phán đảm bảo sự công bằng cũng như phù hợp với trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ để Thẩm phán dù có luân chuyển vẫn yên tâm công tác và sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới. Đối với Thẩm phán giải quyết nhiều các vụ án dân sự, cần có chế độ ưu đãi hơn về tỷ lệ án bị hủy, sửa khi tái bổ nhiệm so với các Thẩm phán chuyên giải quyết các vụ án hình sự. Khắc phục việc chậm trễ trong việc bổ nhiệm lại Thẩm phán khi hết nhiệm kỳ, quy định cụ thể, hợp lý hơn về tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán khi đánh giá, kiểm điểm xem xét bổ nhiệm lại Thẩm phán. Ngoài ra, bảo đảm đầy đủ các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức; nghiên cứu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những vấn đề liên quan đến chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng đặc biệt, tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo vệ cán bộ, Thẩm phán khi thi hành công vụ để họ yên tâm công tác. Coi trọng công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Tòa án. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Phụng công thủ pháp, chí công vô tư" một cách sâu rộng trong toàn ngành Tòa án một cách thiết thực.

KẾT LUẬN

Thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự là hoạt động tố tụng cơ bản của Tòa án cấp phúc thẩm, trong đó Tòa án cấp phúc thẩm nhận hồ sơ vụ án dân sự có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến, vào sổ thụ lý vụ án và chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xét xử phúc thẩm vụ án dân sự được khách quan, công bằng và đúng pháp luật.

Thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự bước đầu tiên của quá trình Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án dân sự nhưng lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xét xử lại vụ án dân sự theo trình tự phúc thẩm. Việc thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự khẳng định trách nhiệm của Tòa án cấp phúc thẩm trong việc xét xử lại vụ án theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị và là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật để xét xử lại vụ án dân sự. CBXXPT vụ án dân sự giúp Tòa án cấp phúc thẩm bước đầu nhận thức được các tình tiết của vụ án và có đủ các điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa phúc thẩm.

Nhận thức đúng tầm quan trọng của thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự, các vấn đề liên quan đến thụ lý và CBXXPT vụ án dân đã được Nhà nước ta quy định tương đối đầy đủ và cụ thể trong pháp luật TTDS hiện hành. Khi giải quyết kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm các Tòa án cũng rất chú trọng thực hiện đúng các quy định của pháp luật TTDS về thụ lý và CBXXPT nhờ đó đã góp phần bảo đảm việc xét xử phúc thẩm nhanh chóng và đúng đắn. Thực tiễn xét xử phúc thẩm các vụ án dân sự trong những năm qua cho thấy, tuy các vụ án dân sự phải thụ lý giải quyết không giảm và ngày càng phức tạp nhưng các Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết phần lớn các vụ án đúng thời hạn và đúng pháp luật. Vì vậy, các

bản án, quyết định của các Tòa án cấp phúc thẩm bị kháng nghị, hủy theo thủ tục giám đốc thẩm không nhiêu.

Tuy vậy, qua nghiên cứu cũng cho thấy vẫn còn một số bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật TTDS về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện chúng tại một số Tòa án cấp phúc thẩm. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng xét xử phúc thẩm bị hạn chế, một số bản án phúc thẩm bị kháng nghị, hủy theo thủ tục giám đốc thẩm. Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả của việc xét xử phúc thẩm thì không thể coi nhẹ việc thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự.

Qua nghiên cứu cho thấy thời gian tới chúng ta phải tiến hành đồng bộ một số giải pháp như sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự, bổ sung và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ xét xử v.v... để làm tốt việc thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử phúc thẩm vụ án dân sự của các Tòa án cấp phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 97 - 102)