VỀ THỤ LÝ VÀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VÀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VÀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thụ lý và chuẩn bị của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Theo thống kê trong các báo cáo tổng kết của TANDTC về công tác xét xử của ngành Tòa án trong 05 năm gần đây cho thấy, việc thụ lý giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm trên phạm vi cả nước như sau:
- Năm 2008:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 16.862 vụ, đã giải quyết 16.098 vụ, đạt tỷ lệ 95,5%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự bị hủy là 1,18%; bị sửa là 3,5%. So với năm 2007, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,1%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,3%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 626 vụ, đã giải quyết 538 vụ, đạt tỷ lệ 85,9%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,45%, bị sửa là
2,76%. So với năm 2007, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,03%, bị sửa giảm 0,24%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về lao động, các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 193 vụ, đã giải quyết 189 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,9%. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,28%; bị cấp phúc thẩm sửa là 3,6%. So với năm 2007 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 2,06%, bị sửa giảm 5,54% [38].
- Năm 2009:
Đối với tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 15.620 vụ, đã giải quyết 14.971 vụ, đạt tỷ lệ 95,5%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự bị hủy là 1,13%; bị sửa là 2,9%. So với năm 2008, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,05%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,6%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 807 vụ, đã giải quyết 728 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,2%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,55%, bị sửa là 2,5%. So với năm 2008, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 0,1%, bị sửa giảm 0,26%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về lao động, các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 222 vụ việc, đã giải quyết 194 vụ, đạt tỷ lệ 87,4%. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 0,7%; bị cấp phúc thẩm sửa là 4%. So với năm 2008 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,58%, bị sửa tăng 0,4% [39].
- Năm 2010:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 12.598 vụ, đã giải quyết 11.925 vụ việc, đạt
tỷ lệ 94,66%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự bị hủy là 0,97%; bị sửa là 2,19%. So với năm 2009, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,21%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,71%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 961 vụ, đã giải quyết 870 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,5%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 3,7%, bị sửa là 3%. So với năm 2009, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 2,15%, bị sửa tăng 0,5%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về lao động, các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 241 vụ việc, đã giải quyết 237 vụ việc, đạt tỷ lệ 98,3%. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 0,7%; bị cấp phúc thẩm sửa là 3,9%. So với năm 2009 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bằng 2009, bị sửa giảm 0,1% [41].
- Năm 2011:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 13.575 vụ, đã giải quyết 12.649 vụ việc, đạt tỷ lệ 93,18%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự bị hủy là 0,94%; bị sửa là 1,98%. So với năm 2010, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,03%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,21%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thẩm các cấp đã thụ lý 910 vụ, đã giải quyết 790 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,8%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,2%, bị sửa là 2,61%. So với năm 2010, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm 2,5%, bị sửa giảm 0,4%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về lao động, các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 297 vụ, đã giải quyết 291 vụ việc, đạt tỷ lệ 98%. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,2%; bị cấp phúc thẩm sửa là 5,7%. So với năm 2010 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy tăng 0,5%, bị sửa tăng 1,8% [42].
- Năm 2012:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 13.126 vụ, đã giải quyết 12.050 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,80%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về dân sự bị hủy là 0,83%; bị sửa là 1,7%. So với năm 2011, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy giảm 0,11%, tỷ lệ bản án, quyết định bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa giảm 0,28%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, các Tòa án cấp phúc thẩm các cấp đã thụ lý 1137 vụ, đã giải quyết 1023 vụ việc, đạt tỷ lệ 90%. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 0,90%, bị sửa là 2,1%. So với năm 2011, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm 0,3%, bị sửa giảm 0,51%.
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về lao động, các Tòa cấp phúc thẩm đã thụ lý 441 vụ, đã giải quyết 411 vụ việc, đạt tỷ lệ 93,2%. Tỷ lệ các bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy là 1,47%; bị cấp phúc thẩm sửa là 6,6%. So với năm 2011 tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy tăng 0,27%, bị sửa tăng 0,9% [43].
Theo thống kê của TAND thành phố Hà Nội là một trong hai đơn vị có số lượng án giải quyết lớn của cả nước, thì việc thụ lý giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm trong 05 năm gần đây như sau:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, lao động các Tòa án của thành phố Hà Nội đã thụ lý 9.640 vụ, giải quyết 8.848 vụ, đạt tỷ lệ 91,7%. Trong đó, TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 692 vụ và giải quyết 642 vụ, đạt tỷ lệ 93% [22].
- Năm 2009:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, lao động các Tòa án của thành phố Hà Nội đã thụ lý 10.184 vụ, giải quyết 9.859 vụ, đạt tỷ lệ 97%. Trong đó, TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 673 vụ và giải quyết 626 vụ, đạt tỷ lệ 93% [23].
- Năm 2010:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, lao động các Tòa án của thành phố Hà Nội đã thụ lý 11.130 vụ và giải quyết 10.420 vụ, đạt tỷ lệ 94%. Trong đó, TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 531 vụ và giải quyết 496 vụ, đạt tỷ lệ 93,4% [24].
- Năm 2011:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, lao động các Tòa án của thành phố Hà Nội đã thụ lý 12.410 vụ và giải quyết 11.854 vụ, đạt tỷ lệ 96%. Trong đó, TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 543 vụ và giải quyết 513 vụ, đạt tỷ lệ 94,4% [25].
- Năm 2012:
Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản, lao động các Tòa án của thành phố Hà Nội đã thụ lý 13.483 vụ và giải quyết 12.049 vụ, đạt tỷ lệ
89,36%. Trong đó, TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 518 vụ và giải quyết 462 vụ, đạt tỷ lệ 89,18 % [26].
Qua các số liệu thống kê nêu trên cho thấy những năm gần đây số lượng vụ án mà Tòa án các cấp thụ lý giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tuy không tăng nhưng vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các tranh chấp do Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết ngày càng nhiều, rất đa dạng và phức tạp, nhiều loại tranh chấp mới mẻ lần đầu Tòa án thụ lý giải quyết, nhận thức của các đương sự về pháp luật còn hạn chế, đội ngũ cán bộ của Tòa án cấp sơ thẩm nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử v.v... Tuy vậy, các Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết được phần lớn các vụ án đã thụ lý trong thời hạn luật định, đã sửa hủy nhiều bản án, quyết định sơ thẩm để giải quyết lại, nhất là các bản án, quyết định sơ thẩm về kinh doanh thương mại và tranh chấp về lao động. Vì vậy, đã kịp thời sửa chữa, khắc phục được những sai sót của các Tòa án cấp sơ thẩm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Các bản án, quyết định giải quyết lại vụ án của các Tòa án cấp phúc thẩm đều bảo đảm chất lượng nên được các đương sự chấp nhận và bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với tỷ lệ thấp. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì tỷ lệ bản án, quyết định này được Hội đồng giám đốc thẩm giữ nguyên cao. Sở dĩ có kết quả này là do các Tòa án cấp phúc thẩm đã có sự cố gắng rất lớn khi giải quyết lại các vụ án, đã làm tốt cả công tác thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự và CBXXPT vụ án dân sự. Khi nhận được hồ sơ vụ án dân sự, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý phúc thẩm ngay vụ án dân sự. Trong quá trình thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện tốt việc kiểm tra các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, xác định các điều kiện của thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự v.v…nên đã bảo đảm thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự được đúng tránh những sai sót khi thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự. Trong thời gian chuẩn bị phúc thẩm vụ án dân sự, các Tòa án cấp phúc thẩm đã thực hiện tốt việc thông báo thụ lý phúc thẩm vụ
án dân sự, phân loại các vụ án để phân công đúng Thẩm phán có chuyên môn, năng lực xét xử phù hợp giải quyết lại vụ án, kiểm tra, nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ vụ án và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ khác nên đã bảo đảm được các điều kiện cần thiết cho việc giải quyết vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm được nhanh chóng và đúng đắn, khắc phục được những thiếu sót, sai lầm của Tòa án cấp sơ thẩm.
Những ưu điểm và vướng mắc của thực tiễn thụ lý và CBXXPT tại Tòa án cấp phúc thẩm, cụ thể như sau:
- Tòa án cấp phúc thẩm đã phát hiện được Tòa án cấp sơ thẩm đã không đưa đầy đủ người tham gia tố tụng vào giải quyết vụ án.
Ví dụ: Vụ án " Tranh chấp bảo hiểm xã hội" giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Bá Hào với bị đơn là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt. Nội dung vụ án như sau, ông Nguyễn Bá Hào nguyên là cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt và làm việc tại xí nghiệp vật tư đường sắt Hà Nội. Ngày 31.5.2005, Giám đốc xí nghiệp vật tư đường sắt Hà Nội có quyết định số 37 QĐ/VTHN cho ông Hào nghỉ việc theo nghị định 41/CP kể từ ngày 01.6.2005. Khi nghỉ việc, ông Hào đã nhận đủ số tiền thanh toán theo nghị định 41/CP và chờ đủ tuổi được nghỉ hưu theo chế độ Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, ông Hào cho rằng công ty đã làm mất sổ bảo hiểm xã hội của ông nên ông mất 19 tháng lương hưu, vì vậy ông yêu cầu công ty thanh toán bồi thường.
* Khi thụ lý và CBXXPT, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện trong hồ sơ thể hiện có duy nhất 01 Quyết định đưa vụ án ra xét xử đề ngày 11.7.2012, trong đó Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Nguyễn Văn Đỗ. Hộ khẩu thường trú: phố Bạch Hạc, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Tại Bản án lao động sơ thẩm số 03/2012/LĐST ngày 25.9.2012 của TAND quận Hai Bà Trưng thể hiện: người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
lại là Xí nghiệp vật tư tổng hợp Đông Anh - Chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt do chị Hoàng Thị Khánh Linh đại diện. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan này không có tên trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 25.09.2012, và không đưa họ vào tham gia hòa giải, lấy lời khai trong suốt quá trình giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm nói trên do những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
- Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm không có thẩm quyền thụ lý nhưng vẫn thụ lý vụ án dân sự.