Vẫn còn hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 88 - 89)

tụng dân sự hiện hành về thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Về cơ bản, BLTTDS và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS có nhiều quy định mới, tiến bộ khắc phục được những điểm bất cập,

chưa hợp lý trong các văn bản pháp luật trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định của BLTTDS về thụ lý và CBXXPT vụ án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Như đã phân tích ở Chương 2 pháp luật TTDS về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự thì những điểm hạn chế, bất cập đó là:

- Một số quy định của pháp luật TTDS về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự chưa rõ ràng dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau như: thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết; hậu quả pháp lý khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm theo căn cứ điểm a khoản 1 Điều 260 BLTTDS.

- Pháp luật TTDS chưa có các quy định về việc Tòa án cấp phúc thẩm kiểm tra điều kiện kháng cáo, kháng nghị trước khi thụ lý; về việc khi nghiên cứu hồ sơ vụ án mà Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ; về chế tài đối với việc đương sự cung cấp chứng cứ mới ở giai đoạn CBXXPT mà không có lý do chính đáng; những công việc được tiến hành khi thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn CBXXPT vụ án dân sự.

- Một số quy định của pháp luật TTDS về CBXXPT vụ án dân sự chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử như nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong vụ án có người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với việc rút yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rút lại yêu cầu của mình...

- Quy định của pháp luật về thời hạn CBXXPT còn chưa tương thích, mâu thuẫn với Luật tương trợ tư pháp.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 88 - 89)