Những công việc tiến hành sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 71 - 73)

Trong quá trình thực hiện hoạt động CBXXPT vụ án dân sự, nếu không có căn cứ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS và theo mẫu 12 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP bao gồm các nội dung chính: tên Tòa án ra quyết định; tên vụ án được đưa ra xét xử; địa chỉ của các đương sự do có kháng cáo, kháng nghị của ai; thời gian, địa điểm mở phiên tòa; vụ án được xét xử công khai hay xét xử kín; họ tên của hội đồng xét xử, thư ký Tòa án, kiểm sát viên (nếu có) và những người tham gia tố tụng khác.

Thẩm quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thuộc về thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, VKS cùng cấp ngay sau khi có quyết định, không phân biệt vụ án đó VKS cùng cấp có tham gia hay không.

2.2.3.4. Những công việc tiến hành sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử ra xét xử

Theo Khoản 3 Điều 58 BLTTDS, ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành tống đạt quyết định này cho VKS cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm cũng triệu tập những tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 264 BLTTDS, bao gồm người kháng cáo, cá nhân, tổ chức liên quan đến việc kháng cáo, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và những người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Tuy pháp luật TTDS hiện hành không quy định cụ thể nhưng khi triệu tập những người tham gia phiên tòa phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm phải chú ý thời hạn tống đạt để đảm bảo đương sự có đủ thời gian chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm. Giấy triệu tập những

người tham gia phiên tòa phúc thẩm phải thực hiện đúng theo các quy định về cấp, tống đạt các văn bản tố tụng được quy định tại các điều từ Điều 146 đến Điều 156 BLTTDS.

Ngoài những việc nêu trên trong thời gian CBXXPT vụ án dân sự, Tòa án còn chuẩn bị những việc khác nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc xét xử tại phiên tòa phúc thẩm như: cấp giấy chứng nhận cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và tạo điều kiện cho họ nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên tòa phúc thẩm, chuẩn bị hội trường xét xử và xây dựng kế hoạch phối hợp với lực lượng bảo vệ phiên tòa phúc thẩm.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)