Giai đoạn từ năm 1960 đến năm

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 33 - 35)

Sau khi Nhà nước ban hành Hiến pháp 1959, Nhà nước ban hành Luật tổ chức TAND năm 1960. Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1959 và Luật

Tổ chức TAND năm 1960 Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có cả thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự. Công văn số 507-TC ngày 2/4/1963 của TANDTC về thủ tục gửi hồ sơ bị chống án hoặc bị kháng nghị quy định việc gửi hồ sơ và bản án bị chống án hoặc bị kháng nghị cũng giống như về hình sự nhưng có khác ở một điểm là TAND sơ thẩm không phải báo cho VKS cùng cấp biết tất cả các vụ án bị chống án mà chỉ báo cho VKS biết những việc trong những loại như việc kiện có liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, của tập thể; việc kiện về quyền lợi của những người già cả, tàn tật, ốm đau; việc kiện có liên quan đến quyền lợi của Việt kiều, ngoại kiều…. Công văn số 905-NCPL ngày 22/7/1965 của TANDTC trả lời về thủ tục phúc thẩm quy định trước khi đưa một vụ án ra phiên tòa phúc thẩm, Tòa án cần hết sức chú ý đến tình hình hồ sơ, tài liệu và có kế hoạch bổ sung thiếu sót kịp thời, chuẩn bị điều kiện cho việc giải quyết vụ án ở phúc thẩm một cách toàn diện và có căn cứ. Khi cần thiết, Tòa án phúc thẩm cũng có thể tự mình tiến hành việc điều tra bổ sung phần thiếu sót hoặc ủy cho Tòa án sơ thẩm làm việc điều tra bổ sung trước khi xét xử phúc thẩm. Công văn số 773-NCPL ngày 03/10/1968 của TANDTC trả lời một số câu hỏi về thủ tục TTDS có hướng dẫn: Điều quan trọng là Tòa án phúc thẩm cần nắm vững sự việc, nội dung và lý do của đơn kháng cáo để nếu cần thì bổ sung hồ sơ. Thông tư số 03/NCPL ngày 03/3/1966 của TANDTC về trình tự giải quyết việc ly hôn có quy định khi xét xử phúc thẩm việc ly hôn Tòa án cũng chấp hành các nguyên tắc chung về phúc thẩm dân sự.

Ngoài ra, các Báo cáo tổng kết ngành Tòa án của TANDTC cũng hướng dẫn về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự. Ví dụ: Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1971 của TANDTC hướng dẫn về trường hợp trước khi xét xử phúc thẩm nếu các bên đương sự đồng ý thỏa thuận với nhau để chấm dứt sự tranh chấp nếu xét thấy sự thỏa thuận của đương sự phù hợp với luật pháp chính sách thì Tòa phúc thẩm sẽ ra bản án phúc thẩm chấp nhận việc thỏa

thuận đó và chấm dứt việc kiện tụng chứ không dùng hình thức biên bản hòa giải thành. Ví dụ: Để bảo đảm việc xét xử phúc thẩm, Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1975 của TANDTC hướng dẫn Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được xét xử khi hết thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên. Ngày 04/6/1979, TANDTC có Bản hướng dẫn gửi kèm Công văn số 442/NCPL quy định trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa xét xử phúc thẩm nếu có việc rút kháng cáo hoặc rút kháng nghị thì đều do một hội đồng gồm ba thẩm phán xét có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu bản án sơ thẩm có sai lầm thì sẽ bác rút kháng cáo của đương sự, hoặc rút kháng nghị của VKS để xét xử phúc thẩm ngay với bản án sơ thẩm đó. Luật Tổ chức TAND năm 1981 quy định TAND cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm đối với các vụ TAND cấp huyện đã xét xử sơ thẩm nên đối với trường hợp đương sự rút kháng cáo hoặc VKS rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì do một Thẩm phán được phân công hoặc tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử ra quyết định. Nếu qua nghiên cứu xét thấy bản án sơ thẩm có sai sót thì ngay sau khi ra quyết định chấp nhận rút kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm đối với bản án đó biết để xem xét tiến hành các thủ tục giám đốc thẩm theo quy định.

Tóm lại, mặc dù các quy định về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự trong TTDS giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 đã có nhiều tiến bộ nhưng chủ yếu vẫn là các văn bản do TANDTC ban hành, chưa được quy định trong một văn bản pháp luật TTDS có hiệu lực pháp lý cao nên hiệu quả thực hiện còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)