Thông báo việc thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 56 - 57)

BLTTDS không qui định thời hạn bao nhiêu ngày sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Việc không quy định này làm cho các đương sự, những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị không biết là vụ án dân sự đã được Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý chưa để còn chuẩn bị tham gia tố

tụng tại Tòa án cấp phúc thẩm. Vấn đề này đã được khắc phục tại Khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS, theo đó trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS không quy định nội dung, hình thức và cách thức thông báo việc thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự. Tuy vậy, thực tiễn các Tòa án thường tiến hành theo thủ tục thông báo thụ lý sơ thẩm vụ án dân sự.

Ngoài ra, thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý mà Tòa án phải ra thông báo thụ lý ở đây nên hiểu thế nào cho đúng, đó là thời hạn để ra thông báo thụ lý hay bao gồm cả việc giao thông báo. Thực tiễn giải quyết phúc thẩm các vụ án dân sự cho thấy hiện nay có nhiều tranh chấp dân sự phức tạp như chia thừa kế, đòi nhà đất... có sự tham gia của hàng chục thậm chí đến trên cả trăm đương sự, trong đó các đương sự ở các tỉnh thành khác nhau vì vậy để thông báo thụ lý vụ án đến các đương sự cần có quy định cụ thể, hợp lý để đảm bảo việc thực hiện được khả thi, tránh khiếu nại bức xúc không đáng có của đương sự.

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)