Giai đoạn từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 32 - 33)

Cách mạng Tháng 8 thành công đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay từ những năm đầu thành lập nước Cộng hòa non trẻ, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm xây dựng xã hội mới. Để kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật nảy sinh trong xã hội, đồng thời do hoàn cảnh lịch sử lúc đó chưa có điều kiện để soạn thảo văn bản pháp luật nói chung và văn bản TTDS

nói riêng, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL cho giữ tạm các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc, nếu những quy định trong luật lệ cũ không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa thì Nhà nước ta đã cho xây dựng và ban hành một loạt những văn bản pháp luật mới. Tiếp theo, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản mới như Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 cách tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946 ấn định thẩm quyền các Tòa án quân sự và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án; Sắc lệnh số 112/SL ngày 28/6/1946 bổ sung Sắc lệnh số 51/SL ngày 17 tháng 4 năm 1946; Sắc lệnh số 85-SL ngày 22/5/1950 về cải cách tư pháp và luật tố tụng v.v… Tuy vậy, do yêu cầu của công cuộc kháng chiến cứu quốc, trong thời gian kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 các Tòa án chủ yếu chỉ tập trung xét xử các vụ án hình sự. Vì vậy, pháp luật TTDS nói chung và các quy định của pháp luật TTDS về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu xây dựng.

Năm 1954, sau khi miền Bắc được giải phóng Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật TTDS trong đó có quy định về việc kháng cáo, kháng nghị, nội dung đơn kháng cáo, kháng nghị, thủ tục nộp đơn kháng cáo, bổ sung thay đổi và rút kháng cáo, hậu quả của việc rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo kháng cáo, kháng nghị... Ví dụ Thông tư số 1828/VHC ngày 18 tháng 10 năm 1955 của Bộ Tư pháp về quyền chống án và thời hạn chống án quy định: đối với án khuyết tịch (xử vắng mặt), thì bị can (về hình), bị cáo (về hộ) đều có quyền kháng án khuyết tịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tống đạt án khuyết tịch, để Tòa án đã xét xử sơ thẩm xét xử lại cho…

Một phần của tài liệu Thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 32 - 33)