Ngôn ngữ của một vùng “văn hóa sông nước”

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 90)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2Ngôn ngữ của một vùng “văn hóa sông nước”

Nếu muốn người đọc tin tưởng những điều nhà văn viết ra thì văn chương trước hết phải nói sao cho giống hiện thực. Muốn thế nhà văn không có cách nào khác phải quan sát cuộc sống thật kỹ lưỡng, chi tiết. Chúng ta tạm hỏi, nếu Nguyễn Ngọc Tư viết về đời sống của người dân vùng sông nước Nam Bộ mà lại dùng ngôn ngữ miền Bắc và kể những chuyện chưa từng xảy ra trong đời sống của người dân xứ miệt vườn thì người đọc khó có thể chấp nhận được. Không gian chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chính là không gian miệt vườn sông nước. Chúng tôi nhận thấy số từ ngữ thể hiện đặc trưng địa hình văn hóa của vùng đồng bằng Sông Cửu Long rất rõ. Việc sử dụng những từ này thường xuyên làm nổi bật bức tranh hiện thực, đời sống con người. Đồng thời ta thấy được nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng miền khác.

Số lượng từ đặc trưng cho vùng văn hóa sông nước khá nhiều, ví dụ như: Các tên riêng: Xóm Rạch, Chợ Nổi Cà Mau, Kinh Mười Hai, Cù lao Mút Cà Tha, Sông Cái Lớn; Các từ chỉ phương tiện đi lại: Ghe, xuồng, máy đuôi tôm, xà lan,…; Các từ chỉ địa hình: Ao, mương, kinh, rạch, ruộng… Các từ chỉ sản vật, đồ vật: bông súng, cá sặc, dừa nước, tép đất, quao,… Chính vì

thế mà trang văn của Nguyễn Ngọc Tư đã mang lại cho người đọc những trải nghiệm thú vị.

Tiểu kết

Không chỉ có những đóng góp về nội dung, Nguyễn Ngọc Tư có những đóng góp về mặt nghệ thuật rất đáng chú ý. Chị mang đến cho Văn học Việt Nam lối hành văn chân chất, mộc mạc, giàu bản sắc Nam Bộ. Cách xây dựng nhân vật thú vị, ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ, cách kể chuyện cuốn hút, giọng văn đầy nữ tính,…đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh muôn màu về cuộc sống và con người Nam Bộ.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Nguyễn Ngọc Tư đến với văn chương bằng tác phẩm Ngọn đèn không tắt khiến cho người đọc tin tưởng về một tương lai tốt đẹp của chính cây bút này. Quả thực sau đó người đọc không bị thất vọng. Trong một nền văn học có nhiều đổi mới, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với độc giả yêu văn học. Là một tác giả thành danh với nhiều tác phẩm gây chú ý với người đọc nhưng người ta nhớ nhiều tới Nguyễn Ngọc Tư là bởi tác phẩm

Cánh đồng bất tận của chị. Chị đã gây ấn tượng với độc giả bởi một Nguyễn Ngọc Tư “ngoan hiền nhưng kiên quyết”.

2. Khảo sát và phân tích tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư dễ nhận thấy: Ngòi bút của chị khắc họa một cách chân thực, giản dị về cuộc sống của người dân Nam Bộ. Với cái nhìn chân chất, đầy cảm xúc Nguyễn Ngọc Tư đã thổi vào hệ thống nhân vật của mình những nét tính cách sống động, giống như con người thật ngoài cuộc đời. Qua nhân vật chi gửi gắm những quan niệm về con người, về cuộc sống. Tình cảm và những yêu thương của chị với mảnh đất Nam Bộ đã tạo nên những trang viết ăm ắp cảm xúc và tình yêu về quê hương như vậy. Cũng xuất phát từ quan niệm văn học là nhân học, Nguyễn Ngọc Tư đã khái quát hiện thực cuộc sống thông qua thế giới nhân vật. Những nhân vật đi vào trang văn của Nguyễn Ngọc Tư một cách chân thực, sinh động. Ta bắt gặp một số kiểu nhân vật quen thuộc với dấu ấn đặc trưng của vùng đất mới Nam Bộ, của con người Nam Bộ. Với lối viết riêng của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã góp một tiếng nói làm phong phú thêm bức tranh văn xuôi nữ đương đại.

3. Không cầu kì trong việc sử dụng những phương thức biểu đạt, Nguyễn Ngọc Tư đã khái quát về hiện thực cuộc sống đầy màu sắc. Với ngôn ngữ mang đậm bản sắc vùng miền, với giọng điệu trữ tình, ấm áp, mộc mạc,

tự nhiên, Nguyễn Ngọc Tư đã tìm tòi và khám phá được những khía cạnh phong phú của cuộc sống con người. Chị khơi gợi trong tâm trí độc giả những tò mò, thích thú về tầng tầng lớp lớp các vấn đề của cuộc sống và của vùng đất Nam Bộ.

4. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư thực sự là một cây bút có trách nhiệm với nghề. Chị có sự sáng tạo, tìm tòi, đổi mới cảm hứng sáng tạo và bút pháp thể hiện. Những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư xuất phát từ tình cảm của chị, bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống đã và đang xảy ra xung quanh chị. Thời gian gần đây Nguyễn Ngọc Tư tỏ ra thích thú với thể loại tản văn. Những sáng tác ấy đi vào những vấn đề đang xảy ra quanh chị, cập nhật kịp thời những tin tức cuộc sống. Tính cả về số lượng và chất lượng thì các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã chứng tỏ sức bền, sức dẻo dai và sự sáng tạo của chị. Có một số ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư có một số hạn chế như: giọng văn cũ, sử dụng phương ngữ quá nhiều, ... nhưng người đọc vẫn quan tâm đến những cố gắng nỗ lực của Nguyễn Ngọc Tư.

5.Với những gì đã đạt được, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo lập cho mình một chỗ đứng trong văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung và trong dòng văn học nữ nói riêng. Là một cây bút trẻ, con đường sáng tác của chị vẫn đang ở phía trước. Chúng ta sẽ luôn kì vọng vào những sáng tác của chị trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tác phẩm

1. Nguyễn Ngọc Tư (2000), Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ. 2. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ. 3. Nguyễn Ngọc Tư (2001), Ông ngoại, NXB Trẻ.

4. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng. 5. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Giao thừa, NXB Trẻ.

6. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Nước chảy mây trôi, NXB Văn học nghệ thuật.

7. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Sầu trên đỉnh Puvan.

8. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn học

9. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tản văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ. 10. Nguyễn Ngọc Tư (2006, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ.

11. Nguyễn Ngọc Tư (H.2007), Ngày mai của những ngày mai, NXB Phụ nữ.

12. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ. 13. Nguyễn Ngọc Tư (2008), Biển của mỗi người.

14.Nguyễn Ngọc Tư (2012) Gáy người thì lạnh (tản văn), NXB Trẻ

II.Lý luận, phê bình

15. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội. 16. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà

Nội.

17. Đoàn Giỏi (H 2005), Đoàn Giỏi tuyển tập, NXB Văn hóa thông tin. 18. Lê Bá Hán (H.2006), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Hà Nội. 21. Nguyễn Thái Hòa (chủ biên) (2000), Những vấn đề thi pháp trong

truyện, NXB Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1996) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục.

23. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục.

24. Phương Lựu (Chủ biên) (2003), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam…, Lý luận văn học, NXB Giáo dục.

25. Sơn Nam (2008), Hương rừng Cà Mau, NXB Trẻ.

26. Sơn Nam (1997), Cá tính miền Nam, NXB Trẻ, TPHCM.

27. Huỳnh Như Phương (1994), Văn chương nữ giới - một cách thể hiện ở đời, NXB Hội nhà văn.

28. Phan Quang (H.1981), Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Văn hóa. 29. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực

tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục.

31. Trần Đình Sử(2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB ĐHP Hà Nội.

32. Bùi Việt Thắng, Mã Giang Lân (2005), Văn học Việt Nam sau 1975, NXB ĐHQGHN.

33. Bakhtinne (H.1990), Nghệ thuật như là thủ pháp, NXB KHXH.

34. G.N. Poxpelop (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, NXB Giáo dục.

35. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học (Nhập môn lý thuyết trần thuật), Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm hiệu đính, Hà Nội.

III. Báo, tạp chí

36. Điệp Anh, Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ, VNT số 10 ra ngày 11/3/2001, trang 3.

37. Kim Anh, Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo, VNT số 15 ra ngày 11/04/2004, trang 3.

38. Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí nghiên cứu văn học số 7 năm 2008.

39. Phan Quý Bích, Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, VNT số 46 ra ngày 12/11/2006, trang 10.

40.Nguyễn Trọng Bình, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa, http://www.viet-studies.info.

41. Võ Đắc Danh, Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư – tôi như kẻ đẽo cày giữa đường, http://www.viet-studies.info.

42. Trần Phòng Diều, Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc , VNQD số 467 năm 2006, trang 94.

43. Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Tư – đặc sản Nam Bộ, http://www.viet-studies.info

44. Đoàn Ánh Dương, Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật, TCNCVH số tháng 2/2007.

45. Phạm Thùy Dương, Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thủy và Nguyễn Ngọc Tư, VNQĐ số 661, tháng 1/2007, trang 101.

46. Đặng Anh Đào, Sự sống bất tận, Văn nghệ số 17-18 ra ngày 29/04 và 06/05/2006.

47. Tiến Đề, “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi sợ sẽ … cạn đi như nhiều người”, http://phapluattp.vn

48. Nhiều tác giả, Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí văn học số 6 năm 1996.

49. Thoại Hà, “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi quá già để nhảy cẫng trước niềm vui”, http://vnexpress.net.

50. Bùi Đức Hào, “Thử nhận định về Gió lẻ sau Cánh đồng bất tận trong hành trình văn học Nguyễn Ngọc Tư, http://www.viet-studies.info. 51. Nguyễn Thị Hoa, “Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyện Cánh đồng bất tận”, http://www.viet –studies.info.

52. Lê Thị Thái Hòa, “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Là phụ nữ, dễ nuôi cô đơn để viết”, http://www.vietbao.vn.

53. Đào Duy Hiệp, Chất thơ trong cánh đồng bất tận, Văn nghệ số 32 ra ngày 12/08/2006.

54.Văn Công Hùng, Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ trẻ số 25 ra ngày 24/06/2007.

55. Lê Thị Hường, Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay, Tạp chí Văn học số 2 năm 199.

56. Trần Thiện Khanh, Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng, Tạp chí văn học số 8/2008.

57. Trần Hoàng Thiên Kim, “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Tôi…điên không đều”, http://www.vietvan.vn

58. Phạm Thái Lê, “Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, http://www.vannghequandoi.com.vn.

59. Hoàng Thiên Nga, Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua cánh đồng bất tận, Văn nghệ số 39 ra ngày 24/09/2005.

60. Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư dữ dội và nhân tình, Báo tuổi trẻ số ra ngày 03/12/2005.

61. Lê Thiếu Nhơn, “Nguyễn Ngọc Tư – nhìn từ đỉnh cao văn chương”, http://www.lethieunhon.com.

62. Phạm Phú Phong, Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp chí nghiên cứu văn học số 6/2008.

63. Trần Văn Sỹ, Bức tranh quê buồn tím ngắt, Văn nghệ số 15, ra ngày 15/04/2006.

64. Kiệt Tấn, “Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư”, http://www.viet- studies.info.

65. Bùi Việt Thắng, Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận, Tạp chí nghiên cứu văn học số 7/2006.

66. Huỳnh Công Tín, “Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn trẻ Nam Bộ”, http://namkyluctinh.org.

67. Nguyễn Thanh Tú, Bi kịch hóa trần thuật –một phương thức tự sự, Tạp chí nghiên cứu văn học số 5/2008.

68. Nguyễn Tý, Nhân vật người nông dân và nghệ sĩ trong Giao thừa của Nguyễn Ngọc Tư, VN số 21, ra ngày 24/05/2003, trang 7.

69. Nguyễn Tý, Ngày đầu năm đọc Cánh đồng bất tận với sức hút kì lạ,

Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 07/02/2006.

70. Anh Vân, “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết như cảm xúc của mình”, http://vnexpress.net.

71. Thảo Vy, Nỗi nhớ qua Cánh đồng bất tận, báo Tuổi trẻ ra ngày 25/11/2005.

72. Thảo Vy, Nỗi đau qua Cánh đồng bất tận, Tạp chí văn học Phật giáo, số 2 ra ngày 28/12/2005.

73. Lê Xuân, Nhịp sống cải lương Nam Bộ, VN số tết Mậu Tý 2008, trang 47.

IV. Các trang web tham khảo 74. http://www.viet-studies.info

75.http://www.dactrung.com

76.http://www.evan.com

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 90)