Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới

mới

Sau những tên tuổi đàn chị như: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà…thế hệ nhà văn nữ sau này đã có sự nối tiếp thành công với những cây bút sớm có bản sắc riêng: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Hoàng Diệu … Các nhà văn nữ với ưu thế về sự đông đảo và sức trẻ đã góp phần không nhỏ làm mới diện mạo của văn học Việt Nam.

Hơn 20 năm qua, tại các cuộc thi truyện ngắn, tiểu thuyết do tạp chí

Văn nghệ Quân đội tổ chức, các cây bút nữ đoạt được nhiều giải thưởng đáng kể: Giải nhất trao cho Phạm Thị Minh Thư với Có một đêm như thế; 1992- 1994: Nguyễn Thị Thu Huệ với tác phẩm Hậu thiên đườngMùa đông ấm áp; 1995 – 1996: Giải nhất trao cho Trần Thanh Hà với chùm 3 truyện ngắn: Miền cỏ hoang, Bà Thơm, Sông có dài; 1998 – 1999: Giải

nhất thuộc về Đỗ Bích Thúy với chùm truyện: Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng.

Không chỉ trong các cuộc thi do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức, các tác giả nữ cũng đã đạt được không ít giải thưởng tại những cuộc thi khác: Nguyễn Ngọc Tư đoạt Giải nhất cuộc thi văn học tuổi 20 (lần II) do Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ

phối hợp tổ chức; Nguyễn Thị Minh Dậu - Giải thưởng cuộc thi báo Văn nghệ 1991; Hồ Thị Ngọc Hoài đoạt Giải nhất tại cuộc thi truyện ngắn do báo Văn nghệ tổ chức với tác phẩm Thung Lam,… Không chỉ dừng lại ở các giải thưởng, cuộc thi sáng tác trong nước, các tác giả nữ cũng đã đoạt được những giải thưởng quốc tế và khu vực. Lê Minh Khuê được nhận giải thưởng Korea…; Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á 2008 đã được trao cho Nguyễn Ngọc Tư với tác phẩm Cánh đồng bất tận. Công luận đã tốn không ít giấy mực nói về thành công của những cây bút nữ. Nhiều nhận định khả quan liên tiếp xuất hiện: Truyện ngắn nữ khởi sắc, sự lên ngôi của các cây bút nữ, Những gương mặt làm sáng giá thể loại nhỏ, văn học đang mang gương mặt nữ… Số lượng các nhà văn nữ tăng lên đáng kể và cùng với đó chất lượng cũng đã thay đổi.

Những sáng tác của các cây bút nữ là những phản ánh chân thực về cuộc sống con người hiện đại. Họ thường viết sâu sắc về mảng đề tài tình yêu, trăn trở với những kí ức. Cuộc sống đa chiều hiện ra dưới con mắt của các nhà văn nữ càng đằm thắm hơn, nhân bản hơn. Nhiều tác phẩm nổi bật với những người phụ nữ có thân phận, cá tính khác nhau nhưng có chung ước mơ, khát vọng.

Không chỉ sáng tạo về nội dung, lối viết cùng giọng văn đã làm nên những sáng tác hay, hấp dẫn người đọc. Võ Thị Hảo ngọt ngào và điệu đà trong Hồn trinh nữ, Tình yêu mây trắng. Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát

trải đời trong Phù thủy, Hậu thiên đường, … còn Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn người đọc đến những bất ngờ với giọng điệu Nam Bộ thiết tha, mượt mà, sâu lắng trong Cánh đồng bất tận.

Sau Giải thưởng văn học dành cho tuổi 20 (lần 2) do Nhà xuất bản

Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục thành công với nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Cánh đồng bất tận vẫn là truyện ngắn đánh dấu sự thành công vượt trội của Nguyễn Ngọc Tư và số bài viết phê bình, nghiên cứu dành cho tác phẩm này cũng nhiều hơn cả.

Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đăng lần đầu trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, số 33 ra ngày 13/8/2005 (trang 1, trang 16, trang 17) và đăng hai kì tiếp theo trên báo Việt Nam số 34 và số đặc biệt 35 + 36. Có thể nói khi xuất hiện Cánh đồng bất tận

không phải đã gây được tiếng vang với công chúng yêu văn học. Sau khi truyện xuất hiện hơn nửa năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau có ý kiến chỉ đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Sau đó báo Văn nghệ mới đăng một loạt bài thảo luận về truyện ngắn này. Có 2 luồng ý kiến xung quanh truyện ngắn này, tuy nhiên ý kiến khẳng định đánh giá cao nhiều hơn chê.

Nhiều tác phẩm của chị khi ra đời đã được bạn đọc đón nhận một cách háo hức, nhiệt thành. Ngoài Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận

là những truyện được giải thì Biển người mênh mông, Giao thừa, Gió lẻ, Nước chảy mây trôi và nhiều tản văn: Ngày mai của những ngày mai, Yêu

người ngóng núi, Gáy người thì lạnh… đã tạo được sự chú ý của bạn đọc

và giới phê bình.

Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học. Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều

giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức. Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã được in ấn với số lượng lớn, được tái bản, đặc biệt số lượng tái bản tập truyện Cánh đồng bất tận đã lên tới 16 lượt với hàng vạn bản. Tác phẩm Cánh đồng bất tận đã vượt ra khỏi quỹ đạo văn học trong nước để đến với công chúng nước ngoài.

Đặt những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại, có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có lối viết rất riêng vì tạo ra được phong cách cho mình – phong cách của một người phụ nữ chân thành có cái nhìn sâu sắc, một “đặc sản miền Nam” (Trần Hữu Dũng). Cho đến nay sau hơn một thập kỷ cầm bút Nguyễn Ngọc Tư vẫn được coi là một nhà văn giàu nội lực. Sức sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư vẫn dồi dào, chị vẫn liên tục cho ra đời những tác phẩm hấp dẫn được nhiều tầng lớp độc giả, tạo được tiếng vang trong và ngoài nước. Cho đến nay, ý kiến đánh giá của nhà văn Dạ Ngân về Nguyễn Ngọc Tư : “Rất nhiều người trẻ trước hoặc trang lứa tuổi Nguyễn Ngọc Tư thì họ quá loay hoay với hình thức nói trắng ra cái tâm không lớn thì làm cái gì cũng trầy trật…Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Ngọc Thuần đã làm cho văn đàn trẻ của chúng ta đỡ loay hoay và trống vắng”, dường như cũng là ý kiến đánh giá chung của công luận về thành công, đóng góp và vị trí của cây bút nữ trẻ này trong văn học Việt Nam đương đại.

Số lượng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư tăng lên một cách đều đặn. Chị viết nhanh và khỏe. Điều đó khiến ta có cảm giác, với Nguyễn Ngọc Tư cảm xúc luôn tuôn trào một cách mãnh liệt trên những trang giấy. Chị viết nhiều, viết liên tiếp các truyện ngắn và sau đó chị thử bút trên thể loại khác đó là tản văn, tạp văn. Ở thể loại này chị viết rất sung sức và được độc giả đón nhận nhiệt thành. Những tản văn như Tản văn Nguyễn Ngọc Tư, Yêu người ngóng núi,…là những tác phẩm đáng để đọc. Trong sáng tác của mình những

câu chuyện có ý nghĩa thời sự, có ý nghĩa xã hội đều được Nguyễn Ngọc Tư đề cập một cách ý nhị. Những việc tưởng chừng như rất nhỏ lại để lại trong lòng người đọc những nỗi đau đáu khôn nguôi. Với lợi thế của một người làm báo, những trang viết của chị cũng đề cập đến những vấn đề mà người dân quan tâm (Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Tản văn Nguyễn Ngọc Tư,…)

Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết những người phụ nữ trong tác phẩm của chị ngoài cái nghèo đều là những người phụ nữ bất hạnh. Có nhiều nỗi khổ mà họ phải chịu đựng: Khổ vì tình yêu, khổ vì gia đình, khổ vì sự cầu toàn của bản thân… Cuộc sống của họ luôn chống chếnh, chênh vênh, chìm ngập trong những đớn đau mất mát thiệt thòi.

Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn thấy ở những nhân vật của mình một đặc điểm nổi bật: Dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng luôn chung tình, giữ trọn những kỉ niệm đẹp về tình yêu. Bởi thế nên truyện của chị thường phảng phất chút buồn. Cái cách mà nhân vật của chị nói và làm luôn ánh lên một cái gì đó buồn đến lạ lùng. Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư ý nhị đưa ra những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người. Vì vậy tác phẩm của chị đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Quả là, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi hướng” lạ, một không khí lạ vô cùng quý giá, cần thiết cho văn xuôi hậu đổi mới.

1.5. Nguyễn Ngọc Tư – một cây bút độc đáo đậm chất Nam Bộ

Sau những thế hệ đi trước thành công với vùng đất và con người Nam Bộ thì Nguyễn Ngọc Tư là thế hệ sau có những bước tiếp nối đáng tin cậy. Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư người đọc có cảm giác chị chẳng đi đâu

xa ngoài vùng đất của mình. Cũng chính bởi chị sống và yêu hết mình với mảnh đất Cà Mau và cũng không muốn đi xa khỏi nó.

Nhiều nhà văn có những vùng đất riêng để nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình. Nguyên Hồng với mảnh đất Hải Phòng gắn bó với những phận người cùng khổ, lam lũ trong những ngõ hẻm, đường tàu, bến sông, xóm nghèo, bãi chợ. Với Tô Hoài, sức hấp dẫn của vùng ven đô, của những đám cưới, đám ma, hội làng khiến cho ông không thể chối từ. Hoàng Cầm luôn đau đáu với vùng quê Kinh Bắc. Gần đây nhất là nhà văn Đỗ Bích Thúy với một loạt sáng tác mang đậm hương vị miền núi,… Nguyễn Ngọc Tư cũng vậy. Tên tuổi của chị gắn liền với mảnh đất Nam Bộ.

Trước đây, nhắc đến vùng đất Nam Bộ chúng ta thường nhớ đến một số cây bút quen thuộc như: Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Đoàn Giỏi…Những dấu ấn mang đậm sắc thái Nam Bộ được thể hiện qua những truyện, những kí sự của họ. Nguyễn Ngọc Tư là thế hệ trẻ tiếp nối đáng tin cậy. Chị khâm phục cách viết của những bậc lão thành. Đồng thời chị có những sáng tạo riêng trong cách viết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mảnh đất Cà Mau luôn xuất hiện trong văn Nguyễn Ngọc Tư như chính gia đình của chị vậy. Trong tản văn Đất Mũi mù xa, chị viết: “Đất Mũi thiệt tình không có núi cao, không có biển xanh, không có cát trắng, không cung đình cổ kính lại càng không có phố cổ đìu hiu. Đất Mũi chỉ có bùn sình, rừng thẳm và biển. Dẫu biển không xanh ngằn ngặt mà đục ngầu phù sa nhưng ở đây nhiều biển lắm. Biển đằng trước, biển bên phải, biển bên trái. Bình minh, mặt trời từ biển quẩy nước ngoi lên rồi khi chiều về, mặt trời chín đỏ già nua lại ngụp về biển sau một ngày tự cháy”.

Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và vùng đất Nam Bộ nói chung Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ có nhiều tiềm năng. Nhiều ý kiến cho rằng, khi Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chị đã làm thay đổi

quan niệm, cách viết của một bộ phận nhà văn. Những trải nghiệm thực sự trên vùng đất ấy đã giúp Nguyễn Ngọc Tư có những tìm tòi và khám phá được những khía cạnh phong phú của cuộc sống con người, góp phần tạo nên sự đa dạng, mới mẻ của văn học đổi mới.

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 33)