Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.1Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư

2.1 Khái lược về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư Ngọc Tư

Văn học bắt nguồn từ cuộc sống của con người, được sinh ra bởi con người và cũng vì con người mà tồn tại. Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội, thể hiện nhận thức và sáng tạo của con người. Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trọng tâm. Trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình với con người. Chính vì lẽ đó văn học không thể thiếu nhân vật, không thể có văn học phi nhân vật. Nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân vật với tác phẩm văn học, M.Gocki đã khuyên một nhà văn trẻ: “anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động mà đấy lại là điều chủ yếu”.

Có thể khẳng định rằng nhân vật là một yếu tố quan trọng hàng đầu của một tác phẩm văn học. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nhân vật. Từ điển thật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi bên soạn định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” . Theo

Lý luận văn học, “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề nghiệp, tính cách”. Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về khái niệm nhân vật văn học nhưng tất cả đều khẳng định, nhân vật văn học là

hình tượng nghệ thuật về con người, nó có nhiều nét giống con người thật nhưng không giống một cách tuyệt đối bởi nhà văn xây dựng nhân vật dựa trên cơ sở có thật qua thủ pháp hư cấu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 40)