“Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…"

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.4“Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…"

khiếp…"

Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư luôn ý thức được rất rõ về trách nhiệm của người cầm bút, về nghề văn. Chị xác định: “Tôi biết viết

văn là một sự lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề dằn vặt”, nhưng chị vẫn lựa chọn nó. Chị gửi lời nhắn nhủ với những người bạn đọc trẻ tuổi yêu văn chương: “ … Các bạn nên chơi với văn chương. Chơi thôi, khi thích khi không, khi vồ vập khi hờ hững. Chơi với văn chương, ít hay nhiều dù sao cũng có lợi”. Những tác phẩm của chị đã chứng minh điều đó.

Vẫn biết, con đường văn chương vô cùng nhọc nhằn nhưng Nguyễn Ngọc Tư không hề nản lòng. Chị vẫn miệt mài cống hiến. Nhìn lại chặng đầu viết văn của chị, có thể thấy đó là con đường nhiều khó khăn nhưng không kém phần vinh quang. Thực tế những gì chị đạt được, đã thành danh và được biết đến cả trong và ngoài nước, những giải thưởng danh giá đã khẳng định thành công lớn của chị.

Không chỉ dừng lại những gì đã có, Nguyễn Ngọc Tư còn muốn vươn xa hơn nữa. Chị muốn văn chương phải đúng là nghề sáng tạo chứ không rập khuôn theo một công thức nào cả. Chị nói: “ Bỗng dưng trong lúc hứng khởi tôi làm được thứ bánh cũng gọi là ngon. Tự hỏi, không biết công thức chính xác là gì? Nhưng những cái bánh tôi làm trong lúc ngẫu hứng có lúc mặn, lúc ngọt lại khiến tôi hứng khởi hơn là cứ nhào nặn theo một thứ công thức nào đó. Tôi không quan tâm chuyện bánh mình làm ngày nào đó không còn ngon. Tôi sẽ chuyển qua làm mứt”.

Với Nguyễn Ngọc Tư, viết là lẽ sống “ Tôi yêu viết lách vì viết lách làm tăng sức sống trong tôi”. Và chị có vẻ thành thật tiếc nuối cuộc sống bình dị của những người không viết văn.

Văn chương với Nguyễn Ngọc Tư là một hành trình dài vô tận. Nghề văn không có giới hạn. Chị sợ sẽ bị “cạn” đi như nhiều người.

Trong một bài trả lời phỏng vấn chị nói: “Tôi chỉ sợ cái bóng của “Cánh đồng bất tận” lớn đến nỗi người đọc sẽ không nhìn thấy tôi. Trên cuộc hành trình của cuộc đời mình tôi tình cờ rẽ vào một con đường nhỏ, tình

cờ dựng cái rào, rồi thấy vượt qua cái rào do chính mình dựng lên là vô lí, nên tôi bỏ ngang, lại tiếp tục đến một con đường khác, nhưng bạn đọc thì cứ chờ tôi mãi ở cuối cái đường có cái rào kia, bạn đọc không quan tâm tôi đã đi đến đâu, đã làm được gì.”. Chị luôn có cách trình bày quan điểm của mình một cách rất văn chương ý nhị: “ Tôi đã thực sự nhìn thấy một bi kịch, là bạn cứ trải chiếu ở cái chỗ “Cánh đồng bất tận” và muốn tôi ngồi uống rượu mãi ở đó. Trong khi tôi muốn đi và thực sự đã đi rồi. Tại sao tôi cứ luẩn quẩn ở cánh đồng đó trong năm năm, mười năm và hai ba mươi năm nữa, mà không được đi uống rượu ngắm cảnh ở không gian khác? Tôi biết, cái chỗ tôi muốn tới và thích không đông đảo người chờ đợi và chúc tụng, nhưng tôi tự hào là mình cũng dời chân khỏi cái hào quang cũ mà đi”(39).

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 26)