Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về nhân vật văn học

Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn của văn học đương đại. Chị có ý thức xây dựng hệ thống nhân vật như con người thật ngoài đời chứ không có ý xây dựng những nhân vật điển hình như những nhà văn thế hệ trước. Thực tế, khi Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trên văn đàn thì văn học ta đã thoát khỏi quan niệm văn học mô phỏng một cách công thức, đơn giản về đời sống và con người trước đó. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thế giới nhân vật hiện lên chân thực rõ nét như những gì họ đã thể hiện ở ngoài đời.

Nguyễn Ngọc Tư không cầu kỳ làm mới, đánh bóng cho nhân vật của mình. Chị không muốn sống và vượt ra khỏi mảnh đất mà chị gắn bó, thương yêu với ruộng đồng lầm lũi. Chị viết theo lương tri của mình, viết về những gì mình cảm nhận được, đúng với quan niệm của mình.

Năm 2005 truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra mắt bạn đọc và nhanh chóng nhận được những dư luận khen chê của công luận. Nhìn chung khen nhiều hơn chê. Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Ngọc Tư viết Cánh đồng bất tận

“ác” với một số chi tiết. Chị trả lời rằng đó là những chi tiết xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống. Nguyễn Ngọc Tư thật sự đã có những thay đổi, sáng tạo trong cách nhìn nhận vấn đề và trong cách phản ánh số phận con người giữa bối cảnh xã hội hiện đại.

Sau Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục cho ra đời Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy, một số tản văn… hé mở những vấn đề xung quanh cuộc sống con người. Nhân vật của chị sinh động, mới mẻ , hấp dẫn người đọc đến tận trang cuối cùng của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 41)