Người kể chuyệ nở ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Người kể chuyệ nở ngôi thứ nhất

Nguyễn Ngọc Tư có khả năng nhập thẳng vào nhân vật của mình thông qua nội tâm của nhân vật mà kể lại câu chuyện, cho nên rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư lựa chọn hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, qua nhân vật xưng tôi trong tác phẩm. Một số tác phẩm tiêu biểu là Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận, Lý con sáo sang sông, Ngổn ngang,…

Người đọc sẽ lĩnh hội được câu chuyện và thấu hiểu cả những suy tư, trăn trở trong tâm hồn của nhân vật kể chuyện. Có thể xem đó là những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật. Tiêu biểu là tác phẩm Cánh đồng bất tận,

nhân vật Nương với những dòng suy nghĩ triền miên, với cách xưng tôi đã thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau. Không hề tức giận khi bị cha đánh đòn, “tôi” chỉ ngồi đó tìm ra nguyên nhân xuất phát những trận đòn đó: “ tôi tự nhớ lại coi hồi sáng này, hồi trưa này mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ quá nhiều tiêu? Hay vì tôi buộc tóc nhong nhỏng?”;

Tôi cảm thấy mình thất vọng đến rã rời. Những thói quen, những cái gì liên quan đến má tôi phủi gần sạch rồi, nhưng làm sao tôi có thể bỏ được hình hài nầy”. Khi người cha nhắc tới chuyện lấy chồng thì trong đầu Nương xuất hiện rất nhiều câu hỏi: “Tôi biết lấy ai trong số đó? lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi nghe thấy tiếng cạo cơm cháy của con, tiếng muỗng dừa vét gạo dưới đáy mà rát bỏng trong lòng?... Tôi lấy ai bây giờ, một người thợ gặt? một anh chạy đò?”.

Từ điểm nhìn ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia vào hành động của câu chuyện. Các nhân vật sống hồn nhiên như chính trong cuộc đời thực của họ. Bởi thế đọc văn Nguyễn Ngọc Tư chúng ta dễ nhận thấy trong trang văn của chị những cuộc đời thực với những lo toan vất vả rất đời thường.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 68)