Chú ý đến ngoại hình và nội tâm nhân vật trong xây dựng tính cách

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Chú ý đến ngoại hình và nội tâm nhân vật trong xây dựng tính cách

Ngoại hình nhân vật chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư không giống nhau, có đặc điểm ngoại hình không giống nhau. Mỗi nhân vật có một nét riêng, một số phận riêng. Người đàn bà trong Dòng nhớ

được Nguyễn Ngọc Tư miêu tả “Tóc dài, da ngăm ngăm, không đẹp không xấu, mặc chiếc áo cộc tay màu cau khô ở trong, khoác thêm chiếc áo bà ba ở ngoài mỏng te nhiều mụn vá. Tóc đã bạc nhiều lơ thơ vài cọng rũ xuống mặt. Sương gió đã làm cho khuôn mặt dì đen sạm, nhăn nheo”. Chỉ thế thôi đã thấy được hình ảnh của một người đàn bà lận đận, chịu nhiều mất mát.

Đối với ngoại hình nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư chú ý nhiều đến đôi mắt. Trong Cái nhìn khắc khoải, chỉ là môt chi tiết người đàn ông trong một đôi mắt rân rấn nước với “cái nhìn khắc khoải”. “Một màn nước mỏng, trong văn vắt, rân rấn tràn ra từ khóe mắt, chỗ đó hơi gợn đỏ…Trong mảng tương phản sáng tối, khuôn mặt một người đàn ông hiện lên trầm lặng mà sâu sắc” đã nói lên được cái khao khát mong ngóng hạnh phúc của một người đàn ông giàu lòng yêu thương cô đơn, khắc khoải mong ngóng bước chân quay lại của người phụ nữ ông không thể níu giữ.. . Trong một hoàn cảnh khác đôi mắt người cha qua sự cảm nhận của đứa con “tôi đọc được sự ghê sợ, kinh tởm cồn lên trong mắt cha” (Cánh đồng bất tận), có sức biểu cảm và thể hiện chiều sâu tính cách của nhân vật.

Trong Dòng nhớ để thể hiện nỗi nhớ của người chồng dành cho người vợ trước của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả thế ngồi của ông: “Ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạc kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông. Kiểu ngồi một chân xếp bằng, chân kia dựng lên, rồi tì cái tay cầm điếu thuốc lên cái đầu gối, đêm này qua đêm khác, kiểu ngồi không đổi…Những đêm đó ba tôi hút thuốc dữ, cứ nhìn chong chong ra ngọn đèn đỏ ối, nhỏ nhoi, buồn hiu ngoài kia”.

Ngoài chú ý miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư còn chú ý đến miêu tả nội tâm nhân vật. Ta thường bắt gặp trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư kiểu nhân vật cô đơn. Trong Một mối tình, “Căn nhà tự nhiên lặng lẽ đến kì lạ, nghe tiếng thằng Bầu thở ngỡ ngàng, nghe cả tiếng ơ cá kho sôi tăm tăm trên bếp, tôi ngửi thấy đâu đây mùi bông súng Đà Lạt thơm dịu, ngọt thanh, pha cái mùi tanh tanh của bùn dưới đáy ao. Không lẽ im re hoài, tôi nói với Trọng, rằng anh có nhớ chị Hai thì cũng vậy thôi, người vẫn chưa về, thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ như giữ vẹn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay. Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao anh lại, như ngày xưa vậy, tôi làm cũng được lắm mà, gọn bân chớ gì”.

Nguyễn Ngọc Tư am hiểu diễn biến tâm trạng, dòng suy nghĩ của nhân vật và thật tinh tế khi thể hiện những cung bậc cảm xúc đó của nhân vật. Để miều tả tâm lý nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng độc thoại và dòng ý thức.

Thực ra, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường ít độc thoại nội tâm nếu có thì độc thoại nồi tâm thường đan xen trong đối thoại. Thực chất, đó là những phiên đoạn tâm lý chắp nối vào nhau. Trong nhiều truyện: Cải ơi, Biển người mênh mông, Đau gì như thể, Cánh đồng bất tận, Duyên phận so le, Gió lẻ…sự đan xen giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm đã bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Trong Đau gì như thể, nỗi đau của ông Tư Nhỏ đã được tác giả thể hiện rất xúc động. Đó là nỗi đau của người cha hết lòng thương con nhưng lại phải chịu sự khinh miệt hiểu lầm của người đời. Nỗi đau không thể diễn đạt nổi bằng lời. Nó chi phối mọi hành động của ông. “Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khao khát đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao có một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy, nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời”. Đoạn độc thoại nội tâm được kể bằng lời nửa trực tiếp cho thấy khát vọng của ông già về một cuộc sống thanh thản, bình yên như trước

kia. Ông mong đó chỉ là một giác mơ, khi tỉnh dậy nó sẽ tan biến như chưa từng hiện hữu trong đời.

Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt thành công khi miêu tả những trạng thái tâm lý sâu kín của nhân vật qua dòng ý thức. Câu chuyện trong Cánh đồng bất tận

chủ yếu được kể lại qua dòng ý thức của Nương. Là một đứa trẻ sớm phải chịu nhiều bất hạnh, Nương già dặn trong suy nghĩ: Nghĩ về quá khứ, về cuộc sống lang thang, phiêu dạt và sự ghẻ lạnh mà hai chị em đang phải chịu đựng, về những người đàn bà và cách trả thù của cha…Nương kể chuyện mà như tự nói với mình: “Mùa du mục của chúng tôi kéo dài từ mùa mưa sang mùa nắng, rồi lại mưa, nhiều lúc tôi hơi nhớ con người. Họ ở trong cái xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài ba công đất. Họ lúc nhúc trên thị trấn kia, nơi chúng tôi thường ghé lại mua gạo cám, mắn muối cho những chuyến chạy đồng xa” [9; 177]. Có thể nói, qua độc thoại nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)