Người kể chuyệ nở ngôi kể thứ ba

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 69)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Người kể chuyệ nở ngôi kể thứ ba

Nguyễn Ngọc Tư cũng rất khéo léo sử dụng ngôi kể thứ ba để kể. Từ điểm nhìn này, người kể không tham gia vào hành động của câu chuyện với vai trò như một trong các nhân vật. Theo Nguyễn Thái Hòa, ở lối kể chuyện này, người kể đứng ở vị trí khách quan “giả vờ”, không dính líu đến câu chuyện. Nói cách khác là giữ một khoảng cách giữa người kể và nhân vật, cốt truyện để rộng đường hư cấu và bảo đảm tính khách quan của hiện thực. Những tác phẩm tiêu biểu cho lối kể này là: Ngọn đèn không tắt, Truyện của Điệp, Cải ơi!, Huệ lấy chồng

Nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư sử dụng giọng kể từ ngôi thứ ba. Ở điểm nhìn này người kể biết ý nghĩ, cảm giác của nhân vật. Họ thu mình vào trong nhân vật, thấu hiểu những gì mà nhân vật trải qua. Đôi lúc chị kết thúc câu chuyện bằng những câu hỏi không rõ của chị, không rõ của nhân vật, có thể là của cả hai: “Nhưng để làm gì ta?” (Huệ lấy chồng). Người kể chuyện điềm nhiên thậm chí có phần tưng tửng. Người kể chuyện không còn xưng “tôi” nữa mà xưng tên nhân vật: Điệp (Chuyện của Điệp), Huệ (Huệ lấy

chồng), Lương (Bến đò xóm Miễu),…: “Huệ gật đầu, ừ, mát, gió chạy nghe thông thống trong lòng. Nghe rõ ràng mùi xoài cát mùa chín bên ngoài song cửa. Tự dưng Huệ thấy nhớ nhà ghê lắm. Ngồi ngay ở nhà mà mong nhớ thiếu điều rớt nước mắt cái độp xuống mặt chiếu bông…” [9; 38].

Nhân vật được kể ở ngôi thứ ba với giọng kể liền mạch của người kể chuyện, có lúc lại là lời độc thoại nhân vật tự nói lên. Bởi vậy để hiểu được những nhân vật này người đọc cần tìm hiểu kĩ, cảm thông, chia sẻ với những điều thầm kín của các nhân vật. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng mong muốn được gửi gắm những quan niệm về con người, cuộc sống hiện nay.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 69)