Định mức thời gian giáo dục

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Định mức thời gian giáo dục

Định mức thời gian giáo dục là khoảng thời gian giáo dục bắt buộc đối với trẻ VTN VPPL tại trƣờng giáo dƣỡng.

Theo Nghị định 142/2003/NĐ-CP, ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ về việc Quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng thì chủ tịch cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố) sẽ ra quyết định để đƣa một trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật vào Trƣờng Giáo dƣỡng dựa trên các báo cáo, biên bản của ban trợ lý và ý kiến của các đoàn thể địa phƣơng. Tùy thuộc vào mức độ sai phạm, sự tái phạm của trẻ mà trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật sẽ có thời gian giáo dục từ 06 tháng đến 24 tháng.

Các trẻ VTN VPPL đƣợc hỏi đều cho rằng: định mức thời gian giao dục của em là hợp lý. Tuy nhiên, định mức thời gian giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá lỗi vi phạm của cơ quan công an và sự quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện.

Từ 06 đến 24 tháng là một quãng thời gian không dài so với đời ngƣời, tuy nhiên nó lại rất có ý nghĩa đối với tuổi vị thành niên. Trong khoảng thời gian trên, có thể các em đủ để thay đổi bản thân. Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời gian quy định cho tất cả các em thì không phù hợp, bởi mỗi em có những đặc điểm tâm lý, trình độ, nhận thức khác nhau nên khung này là chƣa phù hợp.

48

thành niên vi phạm pháp luật trong cả nƣớc và không có yếu tố vùng miền, không căn cứ vào các yếu tố cá nhân của từng em. Cùng mắc một lỗi nhƣ nhau nhƣng học sinh miền núi và học sinh miền xuôi, học sinh vùng sâu vùng xa và học sinh thành phố đều có một định mức nhất định trong khung thời gian giáo dƣỡng là 06 đến 24 tháng.

“…cùng một lỗi nhưng học sinh miền xuôi chỉ cần 01 năm giáo dục là được, còn học sinh miền núi phải cần 02 năm mới giáo dục được. Em nhìn mà xem, trong đám học sinh đang đan cói kia rất nhiều học sinh miền núi, dân tộc ít người đang nói tiếng phổ thông chưa sõi thì việc giáo dục phải lâu hơn học sinh miền xuôi chứ”

(Nam, 59 tuổi, giáo viên)

“Tùy thuộc vào mức độ và tần suất phạm tội mà các em sẽ bị đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 đến 24 tháng. Tuy nhiên, việc quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện chỉ căn cứ vào tội danh như vậy có thể không chính xác bởi ít khi quan tâm đến đặc điểm tâm lý, thái độ, nhận thức riêng biệt của từng em...”

(Nữ, 36 tuổi, giáo viên)

Tóm lại: Căn cứ vào tội danh và mức độ phạm tội của trẻ VTN VPPL mà chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định về thời gian giáo dục bắt buộc trong trƣờng giáo dƣỡng đối với các em là từ 6 đến 24 tháng. Trong một số trƣờng hợp, việc quyết định thời gian giáo dục với các em chƣa chính xác vì không tính đến yếu tố vùng miền và chƣa căn cứ vào các yếu tố cá nhân của từng em khi phạm tội.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)