Giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 58)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Giáo dục pháp luật

Trẻ vị thành niên đang đƣợc giáo dục trong Trƣờng giáo dƣỡng là những em đã có những hành vi vi phạm pháp luật ở một mức độ nhất định. Vì vậy, việc giáo dục pháp luật là một hoạt động quan trọng đƣợc Nhà trƣờng rất quan tâm.

Cũng giống nhƣ giáo dục đạo đức, việc giáo dục pháp luật của Trƣờng giáo dƣỡng đƣợc lồng ghép vào tất cả các môn học, tuy nhiên môn học truyền tải nhiều thông tin về giáo dục pháp luật nhất là Giáo dục công dân trong trƣờng giáo dƣỡng.

Bảng 2. Tỉ lệ trẻ VTN nắm bắt thông tin xử lý hành vi vi phạm pháp luật từ các nguồn khác nhau

Nguồn thông tin Số lƣợng Tỉ lệ

Trƣờng phổ thông 49 31,42%

56

Nguồn thông tin Số lƣợng Tỉ lệ

Bố mẹ dạy 37 25,71%

Phƣơng tiện thông tin đại chúng 49 31,42%

Bạn cùng lứa 25 17,14%

(Nguồn: Cù Thị Thanh Thuỷ (2007), luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của giáo dục gia đình với hành vi phạm tội ở trẻ em, trang 79)

Với bảng trên, chúng ta thấy trẻ đƣợc tuyên truyền kiến thức pháp luật về xử lý hành vi VPPL nhiều nhất vẫn là ở trƣờng giáo dƣỡng, mặc dù thời gian các em gắn bó với Trƣờng giáo dƣỡng là ngắn nhất so với cha mẹ, bạn cùng lứa hay các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Điều này khẳng định vai trò to lớn của Trƣờng giáo dƣỡng trong việc giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục xử lý hành vi VPPL nói riêng đối với học sinh trong Trƣờng.

* Tài liệu/nội dung giáo dục pháp luật

Kiến thức giáo dục pháp luật đƣợc lồng ghép trong môn giáo dục công dân, sử dụng chung tài liệu với môn giáo dục công dân.

Nội dung giáo dục pháp luật cho trẻ em Trƣờng giáo dƣỡng tập trung vào: Tuyên truyền nội quy, quy chế của Trƣờng Giáo dƣỡng, 15 điều nội quy đối với học sinh trƣờng giáo dƣỡng, 4 tiêu chí rèn luyện của học sinh, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật Giao thông, học tín hiệu đèn giao thông, luật hình sự.

* Hình thức/ hoạt động giáo dục pháp luật

Ngoài hình thức học chính khóa của môn Giáo dục công dân, Trƣờng giáo dƣỡng số 2 còn tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động để giáo dục pháp luật với hình thức phong phú nhƣ: Giảng dạy trên lớp, tổ chức các cuộc thi sân khấu hoá, cung cấp tài liệu, chiếu phim, tƣ vấn pháp luật. Với hình thức phong phú nhƣ vậy nên hoạt động giáo dục không bị khô cứng, giáo điều mà nó còn thu hút đƣợc sự

57

tham gia của học sinh và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

“Dịp hè, Nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi khỏe có liên quan đến pháp luật như Luật giao thông, luật hình sự...”

(Nam, 59 tuổi, giáo viên)

“... chúng tôi giáo dục pháp luật cho các em bằng cách tổ chức sinh hoạt, cho các em chia sẻ tình huống của bản thân mình để mọi người cùng thảo luận những điều sai trái mà các em mắc phải và hướng giải quyết...”

(Nam, 33 tuổi, giáo viên)

“Nhà trường tổ chức cuộc thi chiếc nón kỳ diệu, xem chương trình Tòa tuyên án để các em học tập về pháp luật”

(Nữ, 36 tuổi, giáo viên)

“Chúng em được đọc các loại sách báo ở thư viện, em hay đọc sách Đứng lên từ vấp ngã, Sự tuyệt vọng. Qua các sách báo đó, em biết được nguyên nhân vì sao mà em phải vào đây, biết được những lỗi sai để tránh và thêm nghị lực để rèn luyện bản thân”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)

“Để học tập về pháp luật, chúng em được nghe chương trình phát thanh về pháp luật do nhà trường phát vào 5 giờ chiều hàng ngày. Ngoài ra, chúng em còn được các thầy cô tư vấn pháp luật tại phòng Tư vấn của nhà trường”

(Nam, 18 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

Nhƣ vậy, để giáo dục công dân, trƣờng giáo dƣỡng số 2 đã áp dụng nhiều phƣơng pháp đƣợc các em mong đợi nhƣ: Tổ chức thi sân khấu hoá, cung cấp sách báo ở thƣ viện, tƣ vấn pháp luật, chia sẻ tình huống bản thân... Từ những hoạt động tích cực này, các em không bị thúc ép trong giáo dục, mà ngƣợc lại, các em cảm thấy thích thú, thoải mái khi đƣợc tiếp nhận các thông tin về pháp

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật để nhận biết đúng/sai, nhận biết đƣợc lý do mình vào trƣờng giáo dƣỡng. Vì vậy, hoạt động giáo dục này đã góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện hành vi, chấp hành pháp luật và hoà nhập cộng đồng của các em.

* Đội ngũ giáo viên giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật đƣợc lồng ghép trong tất cả các môn, vì vậy, tất cả cán bộ, giáo viên của Trƣờng giáo dƣỡng đều có trách nhiệm giáo dục pháp luật cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên giảng chính về các nội quy, quy chế và kiến thức pháp luật cho học sinh là những giáo viên đã tốt nghiệp Đại học Luật hoặc Đại học cảnh sát. Vì vậy, các thầy/cô giảng dạy chính đã đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng.

* Kết quả giáo dục pháp luật

Hầu hết các em học sinh trong Trƣờng giáo dƣỡng số 2 đều đƣợc trang bị các kiến thức pháp luật liên quan đến Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật giao thông, Luật hình sự. Bởi vì, các luật này có liên quan nhiều đến cuộc sống của các em: Luật Giao thông điều chỉnh hành vi tham gia giao thông hàng ngày khi các em rời trƣờng giáo dƣỡng; Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Hình sự là những bộ luật quy định về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật mà các em mắc phải.

Công tác giáo dục pháp luật của trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh bình đã đạt đƣợc một số thành tích nhất định thông qua việc thay đổi đƣợc nhận thức, hành vi của trẻ VTN VPPL. Qua hoạt động giáo dục pháp luật, các em tự nhận ra đƣợc lỗi sai của mình và tự giác sửa chữa, không tái phạm. Đây là thành quả rõ nét nhất trong hoạt động giáo dục pháp luật ở trƣờng giáo dƣỡng.

“Tối thứ 7, chủ nhật, chúng em được xem chương trình Tòa tuyên án nên em sẽ biết được những lỗi vi phạm trong phim đó để em tránh, em biết nghe lời

59

bố mẹ hơn, đi chơi và làm việc hợp lý, đúng giờ, không vi phạm pháp luật để phải vào đây thêm một lần nào nữa…”

(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng),

“... các em được tư vấn về sửa chữa hành vi của mình, hiểu rõ, thay đổi nhận thức đổ lỗi, vì trước kia các em hay nói tại bố, tại mẹ...”

(Nam, 33 tuổi, giáo viên)

“...học sinh biết được cái đúng/sai vì nhiều em trước khi vào không biết mình vi phạm pháp luật, không biết đúng/sau...”(Nam, 59 tuổi, giáo viên).

Nhƣ vậy, hoạt động giáo dục pháp luật của Trƣờng giáo dƣỡng số 2 đã đạt đƣợc kết quả nhất định nhằm thay đổi nhận thức, hành vi để không tái phạm. Điều này góp phần không nhỏ vào tái hoà nhập cộng đồng của trẻ VTN vi phạm pháp luật.

Tóm lại: Hoạt động giáo dục pháp luật tại Trƣờng giáo dƣỡng số 2 rất đa dạng và phong phú. Nội dung giáo dục pháp luật ở đây đƣợc lồng ghép trong nhiều môn học và các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, môn học chính khóa cung cấp các kiến thức về pháp luật là Giáo dục công dân. Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, Nhà trƣờng còn có các hoạt động ngoại khóa vui nhộn bổ ích để giáo dục pháp luật cho các em nhƣ: Trò chơi chiếc nón kỳ diệu, chƣơng trình phát thanh vào 17h hàng ngày và thứ bẩy, chủ nhật, chƣơng trình chiếu phim Tòa tuyên án, hoạt động tƣ vấn pháp luật, phân tích tình huống cá nhân của các em, cung cấp sách báo liên quan đến pháp luật... Theo kết quả đánh giá của các cán bộ, giáo viên, học sinh đƣợc phỏng vấn thì hầu nhƣ mọi ngƣời đều đánh giá cao hoạt động giáo dục pháp luật của Trƣờng. Các em nhận ra đƣợc lỗi sai của mình, hiểu đƣợc lý do vì sao em phải vào trƣờng giáo dƣỡng. Sâu xa hơn, các em nhận thức đƣợc một số lỗi thƣờng gặp ở để sau này về với cộng đồng các em biết

60

cách phòng tránh, không mắc lại lỗi nữa. Nhƣ vậy, hoạt động giáo dục pháp luật của Trƣờng giáo dƣỡng đóng vai trò rất tốt trong giáo dục hòa nhập cho trẻ VTN vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 58)