Giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 75)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.6. Giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản

Các học sinh trong Trƣờng giáo dƣỡng đều là trẻ vị thành niên, đang ở trong giai đoạn dậy thì, vì vậy việc giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản cho các em là rất cần thiết. Trƣờng giáo dƣỡng số 2 đã thực hiện việc giáo dục giới tính cho tất cả học sinh của Trƣờng nhằm trang bị cho các những kiến thức cơ bản về giới tính, về sự biến đổi của cơ thể trong tuổi dậy thì, một số bệnh lây lan qua đƣờng tình dục cũng nhƣ duy trì tình bạn trong sáng để các em có thể dễ dàng hoà nhập xã hội.

* Tài liệu/nội dung giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản

Tài liệu giảng dạy môn này là: “Giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản” (tài liệu của dự án Bƣớc đột phá trong chăm sóc sức khỏe học sinh 4 trƣờng giáo dƣỡng – do các tổ chức: Quỹ dân số thế giới, Bộ Công an, Trung tâm dạy nghề KOTO, Trung tâm giáo dục đạo đức công dân – Viện Khoa học giáo dục phối hợp biên soạn và triển khai).

Tài liệu gồm có 7 chƣơng nhằm trang bị cho các em các kiến thức về sự thay đổi của cơ thể trong tuổi dậy thì, các quan niệm giới, tình bạn khác giới, sức khoẻ tình dục và các kỹ năng để phòng tránh bị quấy rối tình dục, đảm bảo sự an toàn của bản thân.

Nhìn chung: Tài liệu giảng dạy về giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản đƣợc biên soạn, in ấn công phu, khoa học, đáp ứng tốt cho công

73

tác giáo dục những nội dung này cho học sinh Trƣờng giáo dƣỡng, giúp các em hòa nhập tốt hơn với xã hội khi thiếu sự giúp đỡ thƣờng xuyên của cha mẹ, ngƣời thân.

* Hình thức/hoạt động giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản

Chƣơng trình giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản đƣợc Trƣờng giáo dƣỡng số 2 tổ chức thành các lớp học chính khóa, các em đƣợc học 2 buổi/tuần trong vòng 1,5 tháng.

Trong quá trình học, các em đƣợc nghiên cứu trên tài liệu đƣợc phát, đƣợc quan sát tranh/ảnh, xử lý bài tập tình huống, đƣợc giáo viên hỏi đáp, thảo luận nhóm... để tạo không khí thoải mái, thu hút đƣợc sự tham gia của các em. Khi học về cách phòng tránh lây bệnh qua đƣờng tình dục, các em đƣợc thực hành về cách sử dụng bao cao su đúng cách. Đây là những kiến thức thực tiễn, giúp các em dễ dàng hoà nhập xã hội sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng.

“Môn học giáo dục giới tính – tình dục, sức khỏe sinh sản rất hay. Khi dạy, các thầy cô thường cho chúng em xem phim ảnh về: các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chúng em còn được hướng dẫn sử dụng bao cao su nữa, mới đầu các bạn cũng ngại nhưng về sau thì mọi người thấy bình thường và sẵn sàng tham gia ạ…”

(Nam, 15 tuổi, trộm cắp tài sản)

“Khi dạy về giáo dục giới tính – tình dục, chúng tôi cho các em xem phim, ảnh, đưa ra các tình huống cho các em thảo luận. Thậm chí, chúng tôi còn cho các em thực hành về sử dụng bao cao su. Mới đầu các em còn e ngại, sau các em đã quen thì tôi thấy các em rất hào hứng, thích tham gia...”

(Nữ, 36 tuổi, giáo viên)

74

Lúc đầu, để đƣa chƣơng trình giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản vào giảng dạy là do Quỹ Dân số Thế giới và Cộng đồng Châu Âu phối hợp thực hiện dự án Bƣớc đột phá trong chăm sóc sức khỏe học sinh 4 trƣờng giáo dƣỡng. Dự án đã tập huấn cho cán bộ, giáo viên trong trƣờng giáo dƣỡng, tài trợ kinh phí về in ấn tài liệu. Sau khi dự án kết thúc, trƣờng giáo dƣỡng tự tổ chức giảng dạy do chính giáo viên trong trƣờng đảm nhiệm. Vì vậy, đội ngũ giáo viên trong trƣờng giảng dạy môn giáo dục giới tính – tình dục, sức khỏe sinh sản đảm bảo yêu cầu.

* Kết quả giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản

Trong số các em học sinh đƣợc phỏng vấn, hầu hết các em đã nghe, đã biết chút ít kiến thức về sức khỏe sinh sản nhƣng chƣa sâu sắc qua ti vi, đài, báo, internet, những ngƣời xung quanh... Khi đƣợc học môn này tại trƣờng giáo dƣỡng, các em đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về giới tính, tình dục và sức khoẻ sinh sản. Trong đó, các em trả lời điều học đƣợc nhiều nhất sau khoá học tại trƣờng chính là kiến thức về các bệnh lây qua đƣờng tình dục và tình dục an toàn.

“Trước khi vào đây, em đã biết sơ qua vì em tìm hiểu qua mạng internet. Nhưng vào đây chúng em được học kỹ hơn, em biết nhiều hơn...”

(Nam, 18 tuổi, cố ý gây thƣơng tích)

“Trước khi vào Trường, em đã biết các thông tin liên quan đến sức khỏe tình dục qua lời nói của những người xung quanh như bố, mẹ... em đã có quan hệ tình dục với người yêu. Nhưng vào đây rồi, em mới biết nhiều hơn về các con đường lây bệnh qua tình dục, em biết về tình dục an toàn...”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)

75

qua ti vi, bạn bè. Trước khi vào đây, em đã có người yêu, thỉnh thoảng có quan hệ tình dục, em đã biết cách quan hệ tình dục an toàn nhưng không để tâm. Sau khi học xong, em thấy mình cần phải có quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh tật...”

(Nam, 15 tuổi, trộm cắp tài sản).

Các em đều đánh giá việc giáo dục giới tính – tình dục, sức khỏe sinh sản cho học sinh trong trƣờng giáo dƣỡng là cần thiết vì tuy các em đã hiểu biết nhƣng chƣa đầy đủ và các em đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, có những thay đổi rất nhiều về mặt sinh lý, đặc biệt là sự thay đổi về cơ quan sinh dục và ham muốn tình dục, sự tò mò muốn khám phá.

Khi đƣợc hỏi “em thấy bây giờ các em đƣợc học kiến thức về sức khỏe sinh sản có phù hợp không, có cần thiết không?” thì các em trả lời:

“Em thấy bây giờ học là bình thường, không sớm cũng không muộn”

(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

“…em thấy môn học giáo dục giới tính – tình dục, sức khỏe sinh sản là cần thiết và nó phù hợp với chúng em”

(Nam, 17 tuổi, trộm cắp tài sản và nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

Một kết quả đạt đƣợc nữa từ hoạt động giáo dục này đó là hầu hết các em giảm đƣợc sự e ngại, dần dần cảm thấy thoải mái khi nhắc đến các nội dung giáo dục về sức khỏe sinh sản, tình dục, bởi hầu hết, ở ngoài xã hội, rất ít em đƣợc cha mẹ, ngƣời lớn nói chuyện một cách nghiêm túc về nội dung này, các em tự tìm hiểu qua sách báo, mạng internet và nói chuyện với bạn bè.

“Lúc đầu khi học, em cảm thấy e ngại, sau cũng thoải mái hơn”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản và nam, 18 tuổi, cố ý gây thƣơng tích)

“Khi học, em cảm thấy ngại, sau cô nói thì thấy tốt cho mình và hào hứng hơn”

76

Các em đƣợc hỏi đều trả lời rằng: kiến thức đƣợc học về giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục đƣợc học tại trƣờng đều hữu ích và các em có thể vận dụng đƣợc sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng để: Phòng tránh bệnh lây nhiễm qua các bệnh qua đƣờng tình dục, biết quan hệ thuỷ chung, biết tránh thai ngoài ý muốn...

“Bây giờ em đã có người yêu rồi nhưng chưa đi quá giới hạn. Sau này ra xã hội, em sẽ biết quan hệ tình dục đúng cách”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)

“...Em biết phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, em biết quan hệ tình dục an toàn như: dùng bao cao su, quan hệ tình dục chung thủy 1 – 1”

(Nam, 18 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

“Em biết quan hệ tình dục an toàn, biết phòng tránh các bệnh qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV/AIDS...”

(Nam, 17 tuổi, trộm cắp tài sản)

Qua phỏng vấnsâu 8 em học sinh tại Trƣờng thì có tới 4 em trả lời là đã có quan hệ tình dục với ngƣời yêu trƣớc khi vào Trƣờng. Đặc biệt, có em còn nói

“thỉnh thoảng” (Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản) có quan hệ tình dục với ngƣời yêu trong khi sự hiểu biết của các em về sức khỏe tình dục là chƣa đầy đủ hoặc

“không để tâm” (Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản). Vì vậy, việc giáo dục giới tính – tình dục và sức khỏe sinh sản cho VTN VPPL trong Trƣờng giáo dƣỡng là hoàn toàn cần thiết.

Tóm lại: Hoạt động giáo dục giới tính – tình dục, sức khỏe sinh sản đã giúp các em sau này hòa nhập xã hội biết cách quan hệ tình dục an toàn, biết phòng tránh thai ngoài ý muốn và biết cách phòng tránh một số bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Đây là những nội dung quan trọng bởi hầu hết, ở ngoài xã

77

hội, các bậc cha mẹ, ngƣời lớn thƣờng né tránh trao đổi với con em mình về nội dung này trong khi các em lại tò mò, lén lút đọc các thông tin qua mạng, báo chí nên hiểu biết về nội dung này chƣa đƣợc đầy đủ. Mặt khác, hoạt động giáo dục này còn giúp các em cảm thấy tự tin, thoải mái trao đổi về những băn khoăn, thắc mắc của mình với mọi ngƣời mà không phải né tránh, không giấu diếm. Đây là kết quả quan trọng giúp các em hòa nhập xã hội tốt hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)