9. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Giáo dục kỹ năng sống
Do sự thay đổi về tâm sinh lý của tuổi dậy thì và ảnh hƣởng của hoàn cảnh sống nên hầu hết các em VTN VPPL thiếu các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình, tự thích ứng với môi trƣờng xung quanh để có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng đƣợc Trƣờng giáo dƣỡng chú trọng và đƣa vào chƣơng trình giáo dục của Nhà trƣờng đƣợc gần 1 năm nay
(tính đến thời điểm tháng 4/2014).
* Tài liệu/nội dung giáo dục kỹ năng sống
Chƣơng trình giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ VTN VPPL trong Trƣờng giáo dƣỡng số 2 đƣợc tổ chức Plan Việt Nam phối hợp với Trung tâm Đào tạo Phát triển Cộng đồng biên soạn và tập huấn giảng viên nguồn. Cuốn tài liệu gồm có 12 bài, trong đó chia làm 2 nhóm:
65 + Kỹ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng Tự nhận thức. + Kỹ năng Tƣ duy tích cực. + Kỹ năng Quản lý cảm xúc. + Kỹ năng Phòng chống bắt nạt.
+ Học từ trải nghiệm cuộc sống: lồng ghép kỹ năng sống với các hoạt động ngoại khóa.
- Học sinh sắp ra trƣờng học 6 bài: + Kỹ năng xác định giá trị.
+ Kỹ năng Kiên định, từ chối.
+ Kỹ năng Đặt mục tiêu và lập kế hoạch. + Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. + Kỹ năng Tìm kiếm việc làm
+ Kỹ năng quản lý tài chính.
* Hình thức/hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Môn Kỹ năng sống đƣợc tổ chức theo từng đợt: Đợt dành cho học sinh mới vào Trƣờng, đợt dành cho học sinh chuẩn bị ra trƣờng. Tùy thuộc vào số lƣợng học sinh và hoàn cảnh cụ thể mà Nhà trƣờng quyết định số đợt tập huấn trong năm.
Môn học này đƣợc các giáo viên trong Trƣờng giảng dạy với nhiều phƣơng pháp tích cực nhƣ: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, trình chiếu phim ảnh, phân tích tình huống của bản thân các em... vì vậy các em rất thích học môn này.
Ngoài thời gian học ở các lớp tập huấn, hầu hết trẻ VTN VPPL đƣợc các thầy cô luôn đi bên cạnh, giúp đỡ các em trong cuộc sống hàng ngày và hƣớng dẫn các em thực hiện một số kỹ năng cơ bản nhƣ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
66
quản lý cảm xúc, kỹ năng phòng chống bắt nạt, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tƣ duy tích cực…
* Đội ngũ giáo viên giáo dục giáo dục kỹ năng sống
Các giáo viên giảng dạy Kỹ năng sống của Trƣờng giáo dƣỡng 2 đều đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học các chuyên ngành khác nhƣng đã đƣợc tham gia lớp tập huấn chuyển giao do tổ chức Plan Việt Nam triển khai.
Qua đợt tập huấn, các giáo viên đƣợc trang bị kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy và cung cấp giáo án. Vì vậy, các giáo viên giảng dạy về kỹ năng sống đều tự tin giảng dạy trên lớp và hỗ trợ các em khi gặp khó khăn, tạo điều kiện tốt để các em hoà nhập xã hội.
* Kết quả giáo dục kỹ năng sống
Hầu hết các học sinh đƣợc hỏi, các em đều thích đƣợc học Kỹ năng sống. Môn học đã trang bị cho các em kiến thức cơ bản để dễ dàng hòa nhập với xã hội và tự bảo vệ bản thân. Các em đã dễ dàng hoà nhập với bạn bè trong trƣờng, tự tin hơn trong giao tiếp và biết sống hoà nhập với cha mẹ, những ngƣời xung quanh sau khi em rời trƣờng giáo dƣỡng.
“Mới đầu các em thu mình không dám nói, không dám chia sẻ, sợ thầy cô đánh/phạt nhưng về sau các em đã mạnh dạn hơn. Với việc giáo viên áp dụng phương pháp cùng tham gia thì các em tự tin hơn, chia sẻ hơn và có sự đồng cảm lẫn nhau”
(Nữ, 36 tuổi, giáo viên)
“Em biết cách giao tiếp với bố, mẹ; cách ứng xử với mọi người và bản thân sống phải có đạo đức...”
(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản).
67
đúng/sai trong hành vi của mình, biết cách từ chối những lời rủ rê, lôi kéo của đối tƣợng xấu và tự nhận thức đƣợc không nên tái phạm.
“Em vận dụng được kiến thức đã học của môn kỹ năng sống vào kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng từ chối”
(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản). “Em biết mình phải suy nghĩ việc trước khi làm, biết lý do vi phạm để thay đổi bản thân...”
(Nam, 17 tuổi, trộm cắp tài sản).
“Em biết cách phòng tránh những cạm bẫy, phân biệt được những lời nói dụ dỗ để phòng tránh...”
(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)
Nhƣ vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã giúp cho các em có thêm các kỹ năng để giao tiếp tốt hơn, biết ứng xử với mọi ngƣời, biết phòng tránh các tệ nạn xã hội, biết suy nghĩ kỹ trƣớc khi hành động... Đây chính là hoạt động cần thiết nhằm trang bị kỹ năng giúp các em dễ dàng hoà nhập xã hội và có thêm kỹ năng phòng tránh tái phạm do bị rủ rê, lôi kéo.
Tóm lại: Kỹ năng sống là một môn học đƣợc Trƣờng Giáo dƣỡng 2 đƣa vào giảng dạy đƣợc khoảng gần 1 năm nay với 2 chƣơng trình riêng biệt: Chƣơng trình dành cho học sinh mới nhập trƣờng và Chƣơng trình dành cho học sinh sắp ra trƣờng. Môn học đã trang bị cho các em học sinh các kỹ năng cần thiết để hòa đồng vào môi trƣờng sống mới trong Trƣờng giáo dƣỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhanh chóng tái hòa nhập xã hội, phòng tránh các cạm bẫy để các em biết từ chối các nguy cơ tái phạm lỗi lầm của mình. Đây là hoạt động rất cần thiết giúp cho các em tái hòa nhập cộng đồng đƣợc tốt hơn và trở thành ngƣời công dân có ích cho xã hội.
68