9. Cấu trúc luận văn
1.1.4. Vị thành niên vi phạm pháp luật
Trong bộ luật của mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở Băng-La-Đét là 7 tuổi, ở Ấn Độ là 7 tuổi, ở My-an-ma là 7 tuổi, ở Kenya là 8 tuổi, ở Scottlen là 8 tuổi, ở Phi-lip-pin là 9 tuổi, ở Hàn Quốc là 12 tuổi, ở Nhật Bản là 14 tuổi, ở Ai Cập là 15 tuổi, ở Argentina là 16 tuổi, ở Brazil là 18 tuổi, Colombia 18 tuổi, Peru 18 tuổi. [4, tr.34]
Ở Việt Nam, tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật là: “1. Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [12, tr.21]
Từ khái niệm “vị thành niên” và “vi phạm pháp luật” ở trên, chúng ta có thể khái quát để đƣa ra khái niệm về “vị thành niên vi phạm pháp luật” nhƣ sau:
Vị thành niên vi phạm pháp luật là ngƣời có độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi, có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính hoặc hình sự. Nếu hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa thành niên bị phát hiện và xử lý thì căn cứ vào tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tính chất, mức độ của lỗi để áp dụng biện pháp
30 xử lý hành chính hoặc xử lý về mặt hình sự.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “vị thành niên vi phạm pháp luật” cũng theo cách tiếp cận nhƣ trên, đó là những ngƣời từ đủ 12 đến dƣới 18 tuổi, đã có hành vi vi phạm pháp luật, đã đƣợc phát hiện và xử lý hành chính phải đƣa vào Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình để học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt... dƣới sự quản lý, giáo dục của nhà trƣờng.