Giải pháp đối với Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 95)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giải pháp đối với Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Để thực hiện tốt vai trò của một Trƣờng giáo dƣỡng, ngoài việc tiếp tục duy trì những thành tựu đã đạt đƣợc, để giúp trẻ VTN VPPL đƣợc giáo dục hoà nhập tốt hơn, Trƣờng giáo dƣỡng số 2 cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là: Phƣơng pháp giáo dục cần giảm tính mệnh lệnh. Ngoài việc giám sát, theo dõi sát sao học sinh, cán bộ giáo viên nhà trƣờng cần tạo một không khí thân mật với học sinh, hạn chế tối đa việc sử dụng mệnh lệnh. Nhà trƣờng cần nghiên cứu lại và tiến tới xoá bỏ phƣơng pháp giáo dục “đánh cảnh cáo” và “phòng tu dƣỡng” để học sinh không bị ảnh hƣởng bởi phƣơng pháp này khi tái hoà nhập cộng đồng.

Hai là: Nhà trƣờng cần tuyển dụng cán bộ làm Nhân viên Công tác xã hội. Nếu có điều kiện, nhà trƣờng có thể thành lập tổ Công tác xã hội để những cán

93

bộ đƣợc đào tạo chuyên sâu về Công tác xã hội sẽ trợ giúp cho học sinh trong Trƣờng tự nhận thức về bản thân, tự nhận diện vấn đề và có những hoạt động để giải quyết khó khăn đó một cách bền vững.

Ba là: Phòng Tham vấn của Trƣờng cần bổ sung thêm cán bộ làm công tác tham vấn. Qua tham vấn tâm lý và tham vấn giải quyết vấn đề, học sinh trong Trƣờng sẽ đƣợc ổn định tâm lý, đƣợc lắng nghe, đƣợc chia sẻ và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề của mình. Cán bộ làm về tham vấn cần đƣợc đào tạo chuyên sâu các kiến thức về tâm lý, công tác xã hội và tham vấn trị liệu để giải quyết tốt các công việc của mình.

Bốn là: Trƣờng giáo dƣỡng số 2 nói riêng và các trƣờng giáo dƣỡng nói chung cần có sự liên hệ, kết nối các dịch vụ hƣớng nghiệp dạy nghề cho học sinh khi ra trƣờng. Hiện tại, trƣờng giáo dƣỡng đang dạy nhiều nghề cho học sinh nhƣng các nghề đó chủ yếu là nghề thủ công và đào tạo giản đơn. Các em rất khó có thể kiếm đƣợc một việc làm, có thu nhập ổn định từ những nghề nghiệp mà các em đƣợc đào tạo trong Trƣờng giáo dƣỡng. Ví dụ: Các em học nghề cắt tóc thì chủ yếu đƣợc học về cắt tóc đơn giản, không đƣợc học tạo kiểu tóc, không đƣợc học về các kỹ thuật sấy, nhuộm; Các em đƣợc học nghề may thì chỉ đƣợc biết cách cắt, may đơn giản để ra thành phẩm là áo sơ mi và quần âu, quần cộc đơn thuần cho học sinh trƣờng giáo dƣỡng, nhƣng không đƣợc học về cách cắt may một số loại váy, comple... nên các em khó có thể kiếm tiền từ việc học may này.

Năm là: Trƣờng giáo dƣỡng cần có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng và gia đình có trẻ VTN VPPL. Hiện tại, tỷ lệ trẻ tái phạm và trở lại trƣờng còn cao. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó nhƣng nguyên nhân phổ biến là do khi các em trở lại cộng đồng không có ai giúp đỡ, giám sát, dạy bảo, yêu thƣơng.

94

Vậy, trƣớc khi đƣa trẻ về cộng đồng, trƣờng giáo dƣỡng cần liên hệ, phối hợp với địa phƣơng, gia đình để chuẩn bị một môi trƣờng sống tốt nhất có thể cho trẻ chứ không đơn thuần là liên hệ và trả về. Sau khi trẻ tái hoà nhập cộng đồng, trƣờng giáo dƣỡng cần giữ mối liên hệ với địa phƣơng và gia đình của trẻ để theo dõi, giúp đỡ trẻ khi cần thiết, giảm thiểu tỷ lệ tái phạm ở trẻ VTN VPPL.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)