Thuyết gán nhãn

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Thuyết gán nhãn

Ngƣời đƣa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội học nổi tiếng ngƣời Mỹ George Herbert Mead (1863 - 1931). “Lý thuyết gán nhãn hiệu là một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con ngƣời theo phƣơng pháp phân tích tƣơng tác biểu tƣợng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một ngƣời là do kết quả của quá trình ngƣời khác xác định hay gán nhãn hiệu. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tƣơng đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Đáng lƣu ý rằng con ngƣời có thể bị gán nhãn hiệu lệch lạc khi họ tham gia vào tình huống mà họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có trách nhiệm. Lý thuyết gán nhãn hiệu đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của ngƣời khác, nó cũng đƣa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở ngƣời này bị xem là lệch lạc tỏng khi hành vi tƣơng tự ở ngƣời khác thì lại không. Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của ngƣời mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến lệch lạc tiếp theo. [17]

Lý thuyết này đƣợc chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu về những ảnh hƣởng của định kiến xã hội, sự ảnh hƣởng của quan niệm, cách đánh giá của xã hội về quá khứ đối với VTN VPPL. Những định kiến thiếu tích cực sẽ là rào cản cho sự hoà nhập xã hội và cố gắng nỗ lực của bản thân trẻ VTN VPPL.

36

Ngoài ra, lý thuyết còn đƣợc vận dụng vào quá trình giáo dục tại Trƣờng Giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình để các cán bộ, giáo viên Nhà trƣờng có những quan niệm, cái nhìn tích cực hơn về các em để tạo ra sự tự tin, sự cố gắng của các em trong quá trình rèn luyện để tái hoà nhập xã hội sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)