Phương pháp giáo dục ngoài các môn học

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 82)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Phương pháp giáo dục ngoài các môn học

Ngoài giờ lên lớp, trẻ VTN VPPL ở nội trú trong Trƣờng, ít có thời gian tiếp xúc với mọi ngƣời bên ngoài, vì vậy, giáo viên trong Trƣờng đã có các phƣơng pháp giáo dục phù hợp để mọi nơi, mọi lúc có thể theo dõi sát sao và giáo dục các em trong từng hành vi, cử chỉ. Ở phần này, học viên xin đƣợc trình bày các hoạt động giáo dục của cán bộ, giáo viên trƣờng giáo dƣỡng theo kết quả nghiên cứu, nó có thể là một phƣơng pháp hoặc có thể tiếp cận dƣới góc độ là một hoạt động. Các phƣơng pháp/hoạt động giáo dục này thƣờng đƣợc đan xen, lồng ghép với nhau, vì vậy nó rất khó để phân định một cách riêng rẽ.

80

- Hình thức giáo dục tƣ vấn, nhắc nhở, an ủi, động viên: Là các hoạt động đƣợc cán bộ, giáo viên trong Trƣờng sử dụng thƣờng xuyên nhất. Trƣờng giáo dƣỡng số 2 có một phòng Tƣ vấn. Mỗi khi em nào mắc lỗi hoặc có những tâm lý bất thƣờng, cán bộ, giáo viên trong Trƣờng phát hiện ra thì sẽ mời em đó lên phòng Tƣ vấn để an ủi, nhắc nhở, động viên, tƣ vấn. Hoặc khi nào các em có những điều khó xử, băn khoăn thì các em có thể viết giấy đăng ký để đƣợc lên phòng Tƣ vấn trò chuyện với thầy cô.

“Khi em mắc lỗi, các thầy cô thường gọi lên phòng tư vấn để nhắc nhở, cho em viết kiểm điểm, giáo huấn những việc đã làm cho em có cơ hội sửa chữa”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)

“Khi em mắc lỗi, các thầy cô đội Giáo vụ gặp riêng ở phòng tư vấn, còn giáo viên chủ nhiệm thì gặp riêng để động viên, khích lệ em...”

(Nam, 18 tuổi, cố ý gây thƣơng tích)

Mặt khác, việc nhắc nhở, động viên, tƣ vấn có thể đƣợc các giáo viên, cán bộ giám thị thực hiện tại phòng ở hoặc bất cứ nơi nào thuận lợi

“Khi em mới vào, em nhớ nhà, em đã khóc, cô gọi em sang, cô ôm em và cho em gọi điện về nhà, cô động viên em ở lại rèn luyện”

(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

+ Hình thức giáo dục sân khấu hóa: Là việc thông qua các cuộc thi, các chƣơng trình để giáo dục VTN VPPL. Các hình thức giáo dục sân khấu hóa mà trƣờng giáo dƣỡng số 2 đã thực hiện gồm: Hái hoa dân chủ, thi thuyết trình, cuộc thi chiếc nón kỳ diệu, cuộc thi Tòa tuyên án... Các hình thức này thƣờng đƣợc tổ chức vào các giờ sinh hoạt đầu tuần, các dịp kỷ niệm ngày Lễ lớn trong năm, đợt hè hoặc giao lƣu với các đoàn khách đến thăm quan. Qua việc tổ chức tuyên truyền sân khấu hóa, hầu hết học sinh toàn trƣờng đều đƣợc tham dự, các em

81

đƣợc phổ biến các kiến thức liên quan đến pháp luật, đến cách ứng xử trƣớc các tình huống giả định cũng nhƣ các kiến thức thuộc các lĩnh vực xã hội. Khi đƣợc hỏi, hầu hết các học sinh đều trả lời rất thích các hình thức này vì các em thấy thoải mái, vui nhộn.

“Ngoài giờ học, chúng tôi còn tổ chức thi hái hoa dân chủ, chiếc nón kỳ diệu để các em có thể thi thố về kiến thức pháp luật, kiến thức ứng xử với mọi người xung quanh. Các em rất thích các cuộc thi như thế vì nó vui và có sự cạnh tranh giữa các đội”

(Nam, giáo viên, 59 tuổi)

“Chúng em được đóng kịch, được tổ chức thi chiếc nón kì diệu. Chúng em rất thích vì nó rất vui”

(Nam, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng) + Hình thức giáo dục thông qua tổ chức trò chơi thể thao nhƣ: Giao hữu bóng đá, kéo co, cắm trại là những hoạt động đƣợc các em mong đợi. Các hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng vào đợt cuối tuần hoặc dịp nghỉ hè, nghỉ lễ. Gần 97% (541/560) học sinh trong Trƣờng là nam nên các hoạt động thể thao luôn đƣợc các em nhiệt tình tham gia. Thông qua các hoạt động thể thao này, các em đƣợc rèn luyện tính đoàn kết, sự tự giác, tình yêu thƣơng đồng đội, bạn bè. Ngoài ra, cán bộ giáo viên có thể giám sát, giúp đỡ các em trong suốt quá trình tham gia thi đấu.

“Cuối tuần chúng tôi thường tổ chức cho các em thi đấu bóng đá. Các em rất thích nên thường mong đợi đến cuối tuần để được các thầy cho thi đấu. Các em chơi rất hăng say, qua đó chúng tôi giáo dục các em về tình đoàn kết tập thể và biết kiềm chế bản thân trong các tình huống xô xát tranh bóng, biết “chơi đẹp” hơn và nhường nhịn nhau hơn...”

82

“Em rất thích được các thầy cho đá bóng, chúng em chia đội chơi, các bạn chơi vui. Trong thi đấu, em được rèn luyện tình đồng đội, đoàn kết tập thể”

(Nam, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng) + Hình thức giáo dục cung cấp thông tin nhƣ: Đài phát thanh nội bộ hoạt động vào cuối tuần và 17h30 hàng ngày, thƣ viện cung cấp các đầu sách báo liên quan đến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, chiếu phim Tòa tuyên án vào tối thứ 7 hàng tuần... Thông qua việc cung cấp các thông tin nhƣ trên, các học sinh trong Trƣờng đƣợc giáo dục kiến thức pháp luật, giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách và tự rút ra bài học cho bản thân mình. Đây là một hình thức giáo dục có hiệu quả cao, đặc biệt là chƣơng trình chiếu phim Tòa tuyên án. Sau này rời trƣờng giáo dƣỡng, các em biết cách phòng tránh những tệ nạn xã hội và trở thành một công dân có ích.

- Kỷ luật là hình thức giáo dục đƣợc đƣa ra nếu nhƣ học sinh mắc lỗi nặng hoặc việc an ủi, động viên không đem lại kết quả. Các hình thức kỷ luật: viết kiểm điểm, hạ bậc thi đua, vào nhà tu dƣỡng, đánh cảnh cáo. Trong đó:

+ Hình thức giáo dục viết bản kiểm điểm: Đây là hình thức để các em tự nhìn nhận ra lỗi của mình. Mỗi khi bị viết bản kiểm điểm, các em sẽ bị trừ bậc thi đua hàng tháng. Điều này liên quan đến cơ hội rút ngắn thời gian giáo dƣỡng tại Trƣờng theo nội quy của Trƣờng giáo dƣỡng.

+ Hình thức giáo dục hạ bậc thi đua: Hàng tháng, căn cứ vào kết quả rèn luyện của học sinh, Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cán bộ giám thị để phân loại bậc thi đua của học sinh theo thứ tự: Tốt, khá, trung bình, yếu kém. Dựa vào bậc thi đua đó để Trƣờng quyết định về việc rút ngắn thời gian giáo dục của một học sinh.

83

khá được giảm 7,5 ngày (1/4 tháng), 01 tháng trung bình sẽ bị cộng thêm 10 ngày, 01 tháng yếu kém sẽ bị cộng thêm 30 ngày, những học sinh rèn luyện tích cực sẽ được giảm thời gian giáo dục tại Trường nhưng nếu rèn luyện thiếu tích cực sẽ không bị tăng thời gian giáo dục mà sẽ chấp hành “ăn đủ, ở đủ” thời gian như quyết định ban đầu”

(Nam, 59 tuổi, giáo viên)

“Nếu các em rèn luyện tốt thì được rút ngắn thời gian giáo dục. Trước đây, nếu rèn luyện không tốt thì bị tăng thêm thời gian giáo dục, nhưng từ khoảng năm 2004 trở lại đây, các em không bị tăng thêm thời gian nữa…”

(Nam, 33 tuổi, giáo viên). + Hình thức giáo dục giam vào Phòng tu dƣỡng: Thực chất đây là một phòng giam tách biệt các học sinh mắc lỗi nặng hoặc mắc lỗi nhiều lần. Khi học sinh phải vào đây thì vẫn đƣợc ăn uống đầy đủ nhƣng không đƣợc giao tiếp với bạn bè, không đƣợc tổ chức vui chơi nhƣ các bạn bên ngoài. Ngoài ra, hàng ngày còn có các cán bộ, giáo viên đến nhắc nhở, giáo huấn các em. Tuy các em bị giam ở phòng tu dƣỡng vẫn đƣợc ăn uống đầy đủ nhƣng dƣới góc độ công tác xã hội, hình thức này chƣa thật sự tích cực vì nó nhấn mạnh đến sự trừng phạt, có thể các em sẽ lo lắng, sợ hãi hoặc xấu hổ với bạn bè.

“Em vào Phòng tu dưỡng 1 lần vì đánh nhau. Em phải vào đó 5 ngày. Khi vào đó, em bị hạ bậc thi đua, bị tách biệt với bạn bè, bị quát mắng. Ở đó, em nằm suy nghĩ về những việc làm sai trái của mình”

(Nam, 17 tuổi, trộm cắp tài sản)

“Em chưa từng bị vào Phòng tu dưỡng, nhưng bạn cùng phòng em đã phải vào đó rồi khi bạn ấy định trốn trường nhưng không thành…”

84

+ Hình thức giáo dục “đánh cảnh cáo”: Là việc cán bộ, giáo viên dùng vũ lực với học sinh khi các em mắc những lỗi lớn. Việc này rất ít khi xảy ra nhƣng thực tế nó vẫn tồn tại. Có thể đây chỉ là hành động bột phát của một vài cá nhân cán bộ, giáo viên không kiềm chế đƣợc cảm xúc, có thể nó không phải là một phƣơng pháp chính thống của nhà trƣờng nhƣng thực tế nó đã tồn tại. Vì vậy, dƣới kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả vẫn đề cập hoạt động “đánh cảnh cáo” nhƣ một phƣơng pháp giáo dục trong trƣờng giáo dƣỡng.

“Trước em có bị đánh cảnh cáo vì em nói đến trốn trường”

(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

“Thầy cô đã đánh cảnh cáo em mấy gậy”

(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng). Các em đã từng bị “đánh cảnh cáo” đều cho rằng khi bị đánh cảnh cáo thì sợ, và lần sau không dám tái phạm nữa. Xét dƣới góc độ công tác xã hội, đây là hình thức giáo dục mang tính bạo lực, có thể gây tổn thƣơng cả về thể chất và tinh thần cho các em, điều này có ảnh hƣởng không tốt tới quá trình giáo dục hoà nhập xã hội của các em.

Ngoài việc học tập kiến thức, học nghề ở trên lớp, học sinh trƣờng giáo dƣỡng vẫn cần phƣơng pháp giáo dục từ các hoạt động chuyên môn về: công tác xã hội, tâm lý, tham vấn, tƣ vấn... để các em vƣợt qua những khó khăn, giải đáp những thắc mắc và định hƣớng tƣơng lai, tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng.

Ở Trƣờng giáo dƣỡng số 2, tất cả các phƣơng pháp giáo dục đó đƣợc giáo viên can thiệp trực tiếp theo góc độ thầy – trò, tuy nhiên nó chỉ xuất phát từ kinh nghiệm hoạt động của cá nhân mỗi giáo viên chứ chƣa mang tính chất nghề nghiệp với chuyên môn cụ thể. Các cán bộ, giáo viên đều thể hiện tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp của mình, họ đƣợc đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác

85

nhau nhƣ: tâm lý, lịch sử, văn học, toán học... vì vậy kết quả hỗ trợ về công tác xã hội, tâm lý, tham vấn... chỉ mang tính chất kinh nghiệm mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên tích lũy.

Ngoài ra, Trƣờng giáo dƣỡng số 2 có phòng Tƣ vấn, đây là nơi các học sinh có thể tìm đến để đƣợc tƣ vấn, giải đáp các thắc mắc hoặc động viên, nhắc nhở khi các em có vấn đề cần đƣợc giải quyết. Hàng ngày, phòng Tƣ vấn có 2 cán bộ trực. Học sinh có những băn khoăn, cần đƣợc giúp đỡ thì viết vào phiếu để đăng ký gặp cán bộ phòng Tƣ vấn. Mặt khác, khi học sinh mắc lỗi, giáo viên chủ nhiệm cũng chủ động mời học sinh đó lên phòng Tƣ vấn để nhắc nhở.

Nhìn chung: Phƣơng pháp giáo dục thông qua trợ giúp về tâm lý, công tác xã hội, pháp luật… rất cần thiết đối với trẻ VTN VPPL trong trƣờng giáo dƣỡng. Sự trợ giúp này chỉ đƣợc tiến hành dƣới góc độ kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên nhà trƣờng mà chƣa có sự hỗ trợ mang tính chính thống từ chuyên môn nghề nghiệp, từ đó dẫn đến kết quả trợ giúp còn nhiều hạn chế.

Trƣờng giáo dƣỡng số 2 có phòng Tham vấn, phòng này là nơi diễn ra các cuộc trò chuyện, trao đổi giữa cán bộ, giáo viên và học sinh. Phòng tƣ vấn có nhiệm vụ giải quyết tất cả các vấn đề của học sinh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ phòng này chỉ dừng lại ở góc độ tƣ vấn chứ chƣa có tham vấn hay các hình thức trợ giúp chuyên nghiệp khác. Điều này gây ra khó khăn nhất định khi các em tái hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)