Về đội ngũ cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 49)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên

Và từ một đội ngũ cán bộ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu trong số 30 đồng chí cán bộ về trƣờng trong những ngày đầu tiên chỉ có 80% cán bộ có trình độ trung học cơ sở, đến nay đã có gần 500 lƣợt thầy cô giáo về công tác tại trƣờng và thời điểm này trƣờng có 176 cán bộ, chiến sĩ, trong đó Đảng viên chiếm 62% và hơn 50% đồng chí có trình độ Cao đẳng, Đại học. Nhà trƣờng cũng đƣợc tặng nhiều huân huy chƣơng và nhiều thành tích khác.

Các thầy cô trong trƣờng rất có nhiệt huyết vì sự nghiệp giáo dục lại các em có hành vi làm trái pháp luật. Với tấm lòng của những ngƣời làm cha mẹ, của những ngƣời anh chị các thầy cô nhiều khi phải hy sinh cả thời gian dành cho gia đình để dạy dỗ, bảo ban các em.

Để có một ngôi trƣờng nhƣ hôm nay các thầy cô đã cố gắng rất nhiều vƣợt qua bao nhiêu thử thách, khó khăn để giúp xã hội cải tạo những trẻ em lầm lỗi thành một công dân bình thƣờng có ích cho đất nƣớc, cho xã hội. [18]

Tại thời điểm ngày 03 tháng 4 năm 2014, trƣờng giáo dƣỡng số 2 đang quản lý 560 học sinh, trong đó có 19 nữ, từ tháng 01/2014 đến thời điểm hiện tại không có học sinh nào nhập Trƣờng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhƣng cán bộ, chiến sỹ trong trƣờng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

47

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT

Ở TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH 2.1. Thời gian giáo dục

2.1.1. Định mức thời gian giáo dục

Định mức thời gian giáo dục là khoảng thời gian giáo dục bắt buộc đối với trẻ VTN VPPL tại trƣờng giáo dƣỡng.

Theo Nghị định 142/2003/NĐ-CP, ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ về việc Quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng thì chủ tịch cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố) sẽ ra quyết định để đƣa một trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật vào Trƣờng Giáo dƣỡng dựa trên các báo cáo, biên bản của ban trợ lý và ý kiến của các đoàn thể địa phƣơng. Tùy thuộc vào mức độ sai phạm, sự tái phạm của trẻ mà trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật sẽ có thời gian giáo dục từ 06 tháng đến 24 tháng.

Các trẻ VTN VPPL đƣợc hỏi đều cho rằng: định mức thời gian giao dục của em là hợp lý. Tuy nhiên, định mức thời gian giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá lỗi vi phạm của cơ quan công an và sự quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện.

Từ 06 đến 24 tháng là một quãng thời gian không dài so với đời ngƣời, tuy nhiên nó lại rất có ý nghĩa đối với tuổi vị thành niên. Trong khoảng thời gian trên, có thể các em đủ để thay đổi bản thân. Tuy nhiên, đây lại là khoảng thời gian quy định cho tất cả các em thì không phù hợp, bởi mỗi em có những đặc điểm tâm lý, trình độ, nhận thức khác nhau nên khung này là chƣa phù hợp.

48

thành niên vi phạm pháp luật trong cả nƣớc và không có yếu tố vùng miền, không căn cứ vào các yếu tố cá nhân của từng em. Cùng mắc một lỗi nhƣ nhau nhƣng học sinh miền núi và học sinh miền xuôi, học sinh vùng sâu vùng xa và học sinh thành phố đều có một định mức nhất định trong khung thời gian giáo dƣỡng là 06 đến 24 tháng.

“…cùng một lỗi nhưng học sinh miền xuôi chỉ cần 01 năm giáo dục là được, còn học sinh miền núi phải cần 02 năm mới giáo dục được. Em nhìn mà xem, trong đám học sinh đang đan cói kia rất nhiều học sinh miền núi, dân tộc ít người đang nói tiếng phổ thông chưa sõi thì việc giáo dục phải lâu hơn học sinh miền xuôi chứ”

(Nam, 59 tuổi, giáo viên)

“Tùy thuộc vào mức độ và tần suất phạm tội mà các em sẽ bị đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 đến 24 tháng. Tuy nhiên, việc quyết định của chủ tịch UBND cấp huyện chỉ căn cứ vào tội danh như vậy có thể không chính xác bởi ít khi quan tâm đến đặc điểm tâm lý, thái độ, nhận thức riêng biệt của từng em...”

(Nữ, 36 tuổi, giáo viên)

Tóm lại: Căn cứ vào tội danh và mức độ phạm tội của trẻ VTN VPPL mà chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định về thời gian giáo dục bắt buộc trong trƣờng giáo dƣỡng đối với các em là từ 6 đến 24 tháng. Trong một số trƣờng hợp, việc quyết định thời gian giáo dục với các em chƣa chính xác vì không tính đến yếu tố vùng miền và chƣa căn cứ vào các yếu tố cá nhân của từng em khi phạm tội.

2.1.2. Người quyết định thời gian giáo dục

Theo quy định tại 142/2003/NĐ-CP thì chủ tịch UBND cấp huyện sẽ là ngƣời ra quyết định để đƣa trẻ VTN vi phạm pháp luật vào trƣờng giáo dƣỡng.

49

Theo đó, chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ trên các biên bản của cơ quan công an chuyển sang và sự tham mƣu của Hội đồng sẽ đƣa ra quyết định về thời gian giáo dục của VTN VPPL trong trƣờng giáo dƣỡng.

Hạn chế: Hội đồng giúp việc cho chủ tịch UBND huyện ra quyết định thời gian giáo dục của VTN VPPL bao gồm đại diện các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phƣơng, công an… Hội đồng này làm việc “án tại hồ sơ”, có nghĩa là có một số ngƣời biết về trẻ VTN VPPL, nhƣng cũng có trƣờng hợp ngƣời trong hội đồng không biết về trẻ VTN mà mình đang xét giáo dục bắt buộc tại trƣờng giáo dƣỡng. Mọi ngƣời thƣờng căn cứ vào hồ sơ đã đƣợc cơ quan công an lập để ra quyết định.

Mặt khác, trong thành phần của hội đồng xét và quyết định áp dụng giáo dục bắt buộc đối với trẻ VTN VPPL không có thành phần là nhân viên công tác xã hội, vì vậy việc đánh giá sẽ thiếu quan điểm chuyên môn, thiếu cách tiếp cận của công tác xã hội, sẽ thiệt thòi cho trẻ VTN VPPL khi tái hòa nhập cộng đồng.

Ngoài ra, việc quyết định thời gian giáo dục không thể tránh khỏi tiêu cực bởi nó có vấn đề “ngoại giao” (Nam, 59 tuổi, giáo viên) để giảm bớt thời gian giáo dƣỡng, hay nói cách khác là có thể tồn tại việc chạy tiền, đút lót để giảm án.

Giải pháp: Cần có quy định về vị trí, vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong quá trình xác minh trƣớc khi đƣa ra kiến nghị UBND cấp huyện ra quyết định về định mức thời gian giáo dục của các em.

2.1.3. Can thiệp giảm thời gian giáo dục

Tại Trƣờng Giáo dƣỡng số 02 Ninh Bình, nếu học sinh tu dƣỡng rèn luyện tốt thì sẽ đƣợc rút ngắn thời gian giáo dục ở Trƣờng. Căn cứ vào sự đánh giá hàng tháng của Giáo viên chủ nhiệm và Cán bộ giám thị để quyết định giảm thời gian giáo dục tại Trƣờng cho trẻ em vi phạm pháp luật theo nội quy: Nếu rèn

50

luyện tốt thì đƣợc giảm thời gian giáo dục, nếu rèn luyện chƣa tốt thì bị cộng thêm thời gian giáo dục nhƣng tổng số thời gian giáo dục tại trƣờng giáo dƣỡng của học sinh không vƣợt quá số thời gian quy định tại quyết định đƣa trẻ vào trƣờng giáo dƣỡng.

“Nếu rèn luyện 01 tháng tốt sẽ được giảm 10 ngày (1/3 tháng), 01 tháng khá được giảm 7,5 ngày (1/4 tháng), 01 tháng trung bình sẽ bị cộng thêm 10 ngày, 01 tháng yếu kém sẽ bị cộng thêm 30 ngày, những học sinh rèn luyện tích cực sẽ được giảm thời gian giáo dục tại Trường nhưng nếu rèn luyện thiếu tích cực sẽ không bị tăng thời gian giáo dục mà sẽ chấp hành “ăn đủ, ở đủ” thời gian như quyết định ban đầu”

(Nam, 59 tuổi, giáo viên)

Căn cứ vào sự xếp loại, đánh giá, tham mƣu của Giáo viên chủ nhiệm và Cán bộ giám thị, Hiệu trƣởng Trƣờng giáo dƣỡng sẽ ra quyết định về việc cho phép học sinh rút ngắn thời gian giáo dục tại Trƣờng. Đây là một động lực quan trọng thúc đẩy các em nỗ lực hơn nữa trong quá trình rèn luyện để đƣợc nhanh chóng về với gia đình.

Tóm lại, Học sinh đƣợc phỏng vấn sâu nói mức thời gian của mình là hợp lý. Ngoài ra, nếu các em rèn luyện tốt thì sẽ đƣợc rút ngắn thời gian giáo dục. Mức giảm cao nhất là 1/3 tổng số thời gian giáo dục theo quyết định đƣa trẻ vào trƣờng giáo dƣỡng. Điều này sẽ tạo cơ hội để trẻ tích cực rèn luyện, phấn đấu. Với mức thời gian và chính sách rút ngắn thời gian nhƣ trên sẽ giúp trẻ đƣợc rèn luyện, tu dƣỡng, học tập tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng.

Bên cạnh đó, với việc chủ tịch UBND cấp huyện có quyền đƣa ra mức thời gian giáo dục của Trẻ VTN vi phạm pháp luật có thể có tiêu cực trong việc “chạy án”. Điều này có ảnh hƣởng xấu tới việc hình thành nhân cách của trẻ, các

51

em sẽ có cái nhìn tiêu cực về xã hội, sẽ thiếu sự cố gắng phấn đấu và khó khăn về tái hòa nhập cộng đồng.

Một vấn đề tồn tại nữa trong thời gian giáo dục trẻ là việc “cào bằng” một mức thời gian cho cả trẻ miền xuôi/miền núi, nông thôn/thành thị,.. mà không có quy định về yếu tố cá nhân của trẻ. Điều này có thể dẫn đến việc thời gian giáo dục có thể chƣa phù hợp với một số em và làm cho các em khó khăn trong hòa nhập cộng đồng.

2.2. Chƣơng trình giáo dục và tổ chức thực hiện

Qua tìm hiểu về Trƣờng Giáo dƣỡng số 2, phỏng vấn các cán bộ, giáo viên, học sinh của Trƣờng thì học viên đƣợc biết: Trƣờng giáo dục trẻ VTN VPPL các nội dung về: đạo đức, pháp luật, văn hóa, kỹ năng sống, hƣớng nghiệp dạy nghề và giới tính – sức khỏe sinh sản.

2.2.1. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong chƣơng trình giáo dục của Trƣờng Giáo dƣỡng. Trƣớc khi vào trƣờng, trẻ đã có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm vào các chuẩn mực đạo đức, vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức là rất quan trọng và hầu hết tất cả các hoạt động, các môn học của trƣờng giáo dƣỡng đều có lồng ghép mục đích giáo dục đạo đức.

“Lấy dạy chữ để dạy người nên quan điểm của chúng tôi là tất cả các môn đều học đạo đức, trong đó giáo dục đạo đức được đưa vào giảng dạy nhiều hơn ở môn Giáo dục công dân”

(Nam, 33 tuổi, giáo viên)

“…Để giáo dục đạo đức, ngoài môn giáo dục công dân và kỹ năng sống ra thì chúng tôi tích hợp vào tất cả các môn học. Các giáo viên khi lên lớp thường phải bao quát lớp, nếu phát hiện ra các em có những hành vi chưa tốt là chúng tôi can thiệp, nhắc nhở, giáo dục đạo đức các em ngay…”

52

(Nam, 40 tuổi, cán bộ giám thị) Nhƣ vậy, giáo dục đạo đức đƣợc Trƣờng giáo dƣỡng rất quan tâm và chú trọng. Nhà trƣờng lấy phƣơng châm “dạy chữ để dạy ngƣời” nên tất cả các môn học, các hoạt động đều tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Tài liệu/nội dung giáo dục đạo đức

Môn học giáo dục công dân của Trƣờng đƣợc giảng dạy trên một tài liệu đƣợc biên soạn dành riêng cho học sinh trƣờng giáo dƣỡng. Tài liệu đƣợc biên soạn thành 2 tập phù hợp với lứa tuổi của nhóm đối tƣợng: Tiểu học và Trung học cơ sở. Mỗi tập tài liệu đƣợc biên soạn phù hợp nhận thức của lứa tuổi các em, tuy nhiên nó có sự thống nhất về nội dung giảng dạy.

Môn học cung cấp các kiến thức giúp cho trẻ dễ dàng hoà nhập với bạn bè, thầy cô và cuộc sống trong Trƣờng giáo dƣỡng, giáo dục các em về trách nhiệm và bổn phận của bản thân với gia đình, xã hội cũng nhƣ trang bị các kiến thức để tái hoà nhập xã hội.

Đây là môn học trang bị tiền đề để học sinh dễ dàng tái hoà nhập cộng đồng. Mặt khác, việc giáo dục đạo đức cho trẻ VTN VPPL trong Trƣờng giáo dƣỡng còn đƣợc lồng ghép vào tất cả các môn học, thông qua quá trình tham gia học tập ở các môn khác mà giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ giám thị sẽ quan sát, nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng và có sự can thiệp kịp thời để giáo dục đạo đức cho các em.

* Hình thức, hoạt động giáo dục đạo đức

Ngoài các giờ lên lớp chính khóa và tài liệu học tập nêu trên, Trƣờng giáo dƣỡng còn tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho các em thông qua các hoạt động phong phú nhƣ: tƣ vấn, hỗ trợ tâm lý, tuyên truyền, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, tổ chức các trò chơi hoạt động tập thể...

53

“Các em được giáo dục đạo đức thông qua nói chuyện với các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ tâm lý tại phòng tham vấn; giáo dục tuyên truyền trong các ngày lễ, tết, sinh hoạt chào cờ đầu tuần; học tập tấm gương của các anh hùng; nêu gương người tốt việc tốt tại nơi ở, nơi làm việc”

(Nam, 33 tuổi, giáo viên)

“Chúng em được chơi trò chơi chiếc nón kỳ diệu, giao lưu văn hóa văn nghệ, hái hoa dân chủ... chủ nhật hàng tuần chúng em được thầy cô tổ chức thi đấu đá bóng, được thầy cô tư vấn, được đọc sách báo trên thư viện... qua đó chúng em được học về đạo đức, tình đoàn kết...”

(HS nam 18 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

“...chúng em được nghe các chương trình phát thanh về đạo đức của Bác Hồ, tấm gương người tốt việc tốt, tấm gương các anh hùng... Các chương trình phát thanh đó được phát vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, hoặc 5 giờ chiều khi chúng em đang ăn cơm...”.

(18 tuổi, trộm cắp tài sản)

Tóm lại, Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình đã có rất nhiều hình thức để giáo dục đạo đức cho học sinh nhƣ: hoạt động nêu gƣơng, phát thanh hay các hình thức tổ chức các cuộc thi, trò chơi sân khấu hoá, thi đấu thể thao... đây là các hình thức đƣợc các em mong đợi, nó không thiên về mệnh lệnh, không bắt buộc nhƣng lại đem đến hiệu quả cao và đƣợc các em đón nhận, giúp cho các em thay đổi về suy nghĩ, hành vi, rèn luyện đạo đức tốt để sẵn sàng hoà nhập xã hội đƣợc tốt.

* Đội ngũ giáo viên

Giáo dục đạo đức đƣợc lồng ghép trong tất cả các môn, vì vậy, tất cả cán bộ, giáo viên của Trƣờng giáo dƣỡng đều có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho

54

học sinh. Tuy nhiên, giáo viên giảng môn Giáo dục công dân gồm có 02 ngƣời, đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành giáo dục công dân, giáo dục chính trị. Vì vậy, các thầy/cô giảng dạy chính đã đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành, đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng.

* Kết quả giáo dục đạo đức

Hoạt động giáo dục đạo đức đem lại hiệu quả tốt vì các em đƣợc hỏi đều đánh giá tích cực và cho rằng môn học giúp các em hòa nhập cộng đồng tốt hơn, điều đó thể hiện qua việc các em cải thiện mối quan hệ của mình với mọi ngƣời xung quanh: Biết nghe lời bố mẹ hơn, thái độ giao tiếp với mọi ngƣời hoà nhã hơn, biết tôn trọng mọi ngƣời, biết kiềm chế bản thân và không tái phạm...

“Sau khi được các thầy cô nhắc nhở, phân tích, chỉ bảo thì em biết nghe lời bố mẹ hơn, đi chơi và làm việc hợp lý hơn, không vi phạm pháp luật để vào đây một lần nữa”

(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

“...Em biết vận dụng cách ứng xử, thái độ giao tiếp với mọi người”

(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

“... em sẽ biết tôn trọng những người xung quanh”

(Nam, 18 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

“... em biết phòng tránh các tệ nạn, không mắc lỗi, biết thay đổi bản thân”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)

“... em biết kiềm chế bản thân, nền nếp kỷ cƣơng và sống trong khuôn khổ hơn”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản).

Tóm lại: Giáo dục đạo đức cho học sinh Trƣờng giáo dƣỡng đƣợc lồng

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 49)