Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 71)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.5.Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề

Để giúp trẻ VTN VPPL sau khi ra Trƣờng có thể tự kiếm đƣợc việc làm, tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống, Trƣờng Giáo dƣỡng số 2 đã tổ chức cho học sinh các lớp học nghề. Thời gian học nghề/lao động là 05 buổi/tuần (song song với thời gian học văn hóa).

* Tài liệu/nội dung giáo dục hướng nghiệp/dạy nghề

Trƣờng Giáo dƣỡng ký kết thỏa thuận với Trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện Việt Xô để mời giáo viên đến dạy nghề cho học sinh tại Trƣờng. Các ngành nghề đang dạy trong Trƣờng gồm: Cắt tóc, cắt may, sửa xe máy, mộc, sửa máy vi tính, xây dựng, hàn, điện dân dụng.

Các tài liệu giảng dạy các nghề trên đƣợc đƣợc Trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện Việt Xô cung cấp. Vì vậy, tài liệu dạy nghề đã đảm bảo chất lƣợng.

* Hình thức/hoạt động giáo dục hướng nghiệp/dạy nghề

Trƣờng giáo dƣỡng đƣa giáo dục hƣớng nghiệp/dạy nghề vào hoạt động giáo dục chính khoá. Để hoạt động dạy nghề đáp ứng đƣợc mong muốn, sở thích của các em, trƣớc khi dạy nghề, nhà trƣờng đƣa ra danh mục các nghề mà nhà trƣờng hiện đang dạy để học sinh đăng ký, sau đó phân lớp phù hợp với nguyện vọng của các em.

“Mới đầu, Nhà trường phổ biến các ngành nghề với các em để cho các em lựa chọn và đăng ký học ngành nghề mình yêu thích, đó là căn cứ để xếp lớp cho các em. Mỗi em được học một nghề trong danh mục các nghề mà Trường đang đào tạo”

(Nữ, 36 tuổi, giáo viên)

“… Trước khi học nghề, các thầy cô có đưa cho chúng em một danh sách các nghề, chúng em thích học nghề nào thì chọn và đánh dấu vào ạ…”

69

Thời gian học nghề/lao động: 05 buổi/tuần. Học sinh học nghề đƣợc tổ chức theo lớp học.

Ngoài các ngành nghề kể ở phần trên, những học sinh nào không học nghề thì tham gia lao động: trồng rau, đan cói, cạo vỏ hạt điều, cấy lúa, nuôi cá. Thông qua lao động, các em hiểu thêm về giá trị của lao động, biết cách sống có trách nhiệm và yêu lao động, quý trọng ngƣời lao động. Đây là hoạt động giáo dục ý thức lao động và trách nhiệm với bản thân, giúp các em hoà nhập xã hội tốt hơn.

* Đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp/dạy nghề

Giáo viên giảng dạy các nghề đòi hỏi có kỹ thuật chuyên môn nhƣ: sửa xe máy, cắt tóc, cắt may, điện tử... đƣợc nhà trƣờng mời từ Trƣờng Trƣờng Cao đẳng Nghề Cơ điện Việt Xô, vì vậy các giáo viên này đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, giúp các em nhanh chóng có tay nghề để dễ dàng hoà nhập xã hội thông qua kiếm việc làm ổn định, hợp pháp, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và phát triển cộng sống gia đình.

Còn các ngành nghề đan lát thủ công và lao động đơn thuần nhƣ: trồng rau, nuôi cá, trồng lúa, đan cói... là do Giáo viên tại Trƣờng giáo dƣỡng đảm nhận.

* Kết quả giáo dục hướng nghiệp/dạy nghề

Trƣờng giáo dƣỡng số 2 tổ chức hƣớng nghiệp/dạy nghề cho hầu hết trẻ VTN VPPL trong thời gian giáo dục tại Trƣờng. Với sự quản lý, giáo dục của Trƣờng thì học sinh tham gia đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động hƣớng nghiệp/dạy nghề. Phần lớn các em đƣợc hỏi đều cho rằng hoạt động hƣớng nghiệp/dạy nghề là cần thiết đối với các em vì nó có thể tạo ra thu nhập sau khi ra khỏi Trƣờng. Đây là sự thay đổi rõ rệt về nhận thức của các em, từ một ngƣời mải chơi, không yêu lao động và vi phạm pháp luật thì giờ đây các em đã biết ý

70

nghĩa của nghề nghiệp, yêu quý lao động hơn. Điều này rất quan trọng giúp các em hoà nhập xã hội sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng.

“... em mong muốn được học nghề cắt tóc vì nó phù hợp với lứa tuổi của em, nó dễ kiếm việc làm và thu nhập sau khi rời Trường giáo dương”

(Nam, 18 tuổi, cố ý gây thƣơng tích)

“Em tham gia lớp cắt tóc, em đã học được 2 đến 3 tháng, sau 15 phút em có thể cắt tóc xong cho một bạn nam”

(Nam, 18 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

Tuy nhiên, do hạn chế từ phía nhà trƣờng nên các ngành nghề ở đây còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc sự đa dạng nghề nghiệp ngoài xã hội. Mặt khác, các em học nghề ở đây có thời gian ngắn nên nhà trƣờng mới chỉ dạy nghề cho các em ở mức độ giản đơn, chƣa nâng cao đƣợc tay nghề. Điều này tạo nên sự khó khăn nhất định khi các em hoà nhập cộng đồng.

“Em học cắt may, em đã tham gia cắt và may một số bộ phận quần áo cho các bạn học sinh trong Trường, em đã học được 6 tháng. Em thích học nghề này vì em muốn sau này có nghề và tự lập, nhưng em không được học để cắt váy, đồ kiểu nên chắc sẽ khó để kiếm việc sau này”

(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng). Thậm chí, trong trƣờng hợp các em học sinh và gia đình có những ý kiến trái chiều về lựa chọn nghề nghiệp, thông qua hoạt động dạy nghề của Trƣờng, các em đã thể hiện quan điểm, chính kiến về nghề của mình, thuyết phục đƣợc gia đình, tạo sự tin tƣởng của cha mẹ với nghề nghiệp và sự quyết tâm của mình.

“Em đã học may theo nguyện vọng của gia đình. Nhưng bây giờ em đã nghỉ để học cắt tóc. Trước đây em đã từng làm việc ở quan gội đầu, cắt tóc, em đam mê nghề cắt tóc. Trước khi vào Trường này, em đã làm 2 tháng trong quán

71

cắt tóc. Em đã biết ép, nhuộm, gội. Vào đây, bố mẹ muốn em học may vì sợ em sau này làm nghề tóc sẽ giao lưu lại với nhóm bạn xấu ở bên ngoài. Nhưng em thích cắt tóc nên em đã nghỉ nghề may để chuẩn bị học cắt tóc. Đó là một nghề dễ kiếm việc làm, thu nhập và em cũng rất thích. Em vẫn quyết đi theo nghề cắt tóc và em đã hứa với bố mẹ sẽ không giao lưu với các bạn xấu, bố mẹ đã chấp nhận nguyện vọng của em”

(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

Tóm lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động hƣớng nghiệp/dạy nghề đã đƣợc Trƣờng giáo dƣỡng triển khai tới hầu hết số học sinh của Trƣờng. Nhà trƣờng đã phối hợp với Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Việt Xô trong việc mời giáo viên có chuyên môn đến giảng dạy một số nghề nhƣ: Sửa xe máy, điện dân dụng, hàn, cắt tóc... Ngoài ra, giáo viên trong Trƣờng còn đảm nhiệm hƣớng dẫn học sinh một số nghề đơn giản nhƣ: Trồng rau, nuôi ca, trồng lúa, đan cói, đan bèo...

Hoạt động hƣớng nghiệp/dạy nghề của Trƣờng đã tạo tiền đề để học sinh có cơ hội có một việc làm, có thể kiếm đƣợc thu nhập, ổn định cuộc sống sau khi rời Trƣờng giáo dƣỡng. Ngoài ra, hoạt động giáo dục/dạy nghề còn có ý nghĩa giáo dục các em có tình yêu với lao động, trân trọng những thành quả lao động của cha mẹ và những ngƣời xung quanh đồng thời giáo dục tránh nhiệm của các em với gia đình, với xã hội.

Tuy nhiên, hoạt động hƣớng nghiệp/dạy nghề của Trƣờng còn một số tồn tại: Số lƣợng nghề giảng dạy trong Trƣờng còn ít so với nhu cầu của các em và sự đa dạng nghề của xã hội. Ngoài ra, vì thời gian của các em học nghề trong Trƣờng có giới hạn nên các nghề của Trƣờng đang giảng dạy hầu hết còn ở dạng đơn giản, chƣa đủ tạo ra một tay nghề cao đối với học sinh. Điều quan trọng hơn

72

là Nhà trƣờng chƣa có các hoạt động liên hệ giữa Trƣờng với xã hội trong việc dạy nghề, tạo việc làm cho các em nhƣ: Giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, liên thông liên kết trong việc đào tạo, phát triển tay nghề cho học sinh. Đây là một hoạt động quan trọng giúp các em dễ dàng hòa nhập xã hội, dễ kiếm đƣợc việc làm và ổn định cuộc sống sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng.

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 71)