Hiệu quả của các hình thức giáo dục

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 88)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Hiệu quả của các hình thức giáo dục

Hầu hết các em đƣợc phỏng vấn sâu đều cho rằng: Các hình thức giáo dục trong trƣờng giáo dƣỡng số 2 đã đem lại hiệu quả nhất định nhƣ: Qua phƣơng pháp giáo dục của thầy/cô, các em học đƣợc sự lễ phép, tôn trọng, các em cảm thấy xúc động trƣớc thái độ quan tâm, sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô giáo.

86

“Qua cách ứng xử của thầy cô, em học được sự lễ phép, tôn trọng lẫn nhau”

(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

“Khi em mới vào, em nhớ nhà, em khóc, cô gọi em sang, cô ôm em và cho em gọi điện về nhà, cô động viên em ở lại rèn luyện. Khi cô có hành động như vậy, em cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn. Qua cách ứng xử đó, em nghĩ thầy cô đã đối xử với mình như thế nào thì mình sẽ đối xử với người khác như thế, không bằng tất cả thì cũng bằng một nửa số đó”

(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

“Khi em đánh nhau, thầy/cô phân giải là đánh nhau không được gì, mất thi đua và không được ra xã hội sớm. Em thấy thầy/cô nói đúng. Qua đó, em học được rằng: làm gì cũng phải suy nghĩ chín chắn rồi mới làm”

(Nam, 18 tuổi, gây rối trật tự công cộng)

“Lúc em đánh nhau với bạn trong đội, thầy giáo chủ nhiệm nói rằng: đánh nhau lỡ đánh vào bạn bị làm sao thì phải đi tù, đi trại cả đời, không có cơ hội làm lại cuộc đời. Khi đó, em thấy mình sai trái, để thầy cô phải lo lắng... Qua cách ứng xử đó, em biết mình làm những gì sai, thầy cô quan tâm đến mình, không ghét bỏ mình, mình ra xã hội sẽ ngoan hơn, thầy cô sẽ vui hơn, mình biết suy nghĩ hơn”

(Nam, 17 tuổi, trộm cắp tài sản)

“Qua cách ứng xử của thầy cô, em học được lòng vị tha...”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản)

“Em thấy vui, biết kiềm chế, ra xã hội sẽ áp dụng được nhiều từ cách ứng xử của thầy cô”

(Nam, 18 tuổi, trộm cắp tài sản). Tuy nhiên, khi tiếp cận các hình thức giáo dục dƣới góc độ của Công tác

87

xã hội, thì học viên thấy còn tồn tại sự bất hợp lý trong các hình thức trên ở chỗ: Trƣờng còn áp dụng hình thức giam vào “Phòng tu dƣỡng” và “đánh cảnh cáo” là hình thức giáo dục còn hạn chế, nó có ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm sinh lý, sức khỏe của học sinh. Đang trong một môi trƣờng giáo dục trẻ vị thành niên mà có hình thức này thì nó có thể ảnh hƣởng không tốt tới cách các em ứng xử với ngƣời khác, đặc biệt là các hoạt động trừng phạt hoặc gây bạo lực với ngƣời xung quanh khi các em trở về với xã hội.

Tóm lại: Hình thức giáo dục trẻ VTN VPPL trong trƣờng giáo dƣỡng rất đa dạng. Nó đƣợc thực hiện cả giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp nhƣ: Thuyết trình, hỏi đáp, làm việc nhóm, thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu trực quan, nghiên cứu tình huống, cung cấp tài liệu, viết bản kiểm điểm, kỷ luật “nhà tu dƣỡng”, “đánh cảnh cáo”... Phần lớn các hình thức giáo dục đƣợc các học sinh đánh giá có hiệu quả, các em học đƣợc nhiều đức tính từ cách ứng xử của thầy cô nhƣ: Biết kiềm chế, biết tôn trọng, biết suy nghĩ kỹ trƣớc khi làm, lòng bao dung... Tuy nhiên, hạn chế còn tồn tại trong các hình thức giáo dục là “nhà tu dƣỡng” và “đánh cảnh cáo”. Bởi vì, có thể học sinh sẽ lo sợ để không tái phạm nhƣng những hình thức này nếu tiếp cận dƣới góc độ Công tác xã hội thì nó có ảnh hƣởng tâm lý không tốt đối với các em và có thể, khi về với xã hội, các em sẽ học đƣợc cách ứng xử mang màu sắc bạo lực đối với những ngƣời xung quanh nhƣ: chửi mắng, đánh đập, giam giữ... vì vậy nó không tạo đƣợc tính tích cực khi các em hoà nhập xã hội.

88

CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO TRẺ VTN VPPL Ở TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 NINH BÌNH

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu tại Trƣờng giáo dƣỡng số 2, tác giả đã tổng kết đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ VTN VPPL và đề xuất các giải pháp khắc phục, cụ thể nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)