9. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Giải pháp đối với gia đình có trẻ VTN VPPL
Để quá trình hoà nhập cộng đồng của trẻ đƣợc tốt, các gia đình có trẻ VTN VPPL đang giáo dục trong Trƣờng giáo dƣỡng cần:
Một là: Phối hợp chặt chẽ với Trƣờng giáo dƣỡng trong việc giáo dục, quản lý con em mình. Ngoài việc lên thăm, tặng quà, cung cấp các nhu yếu phẩm hàng tháng cho con em mình, các gia đình cần dành thời gian trao đổi với trƣờng giáo dƣỡng để biết đƣợc quá trình rèn luyện, phấn đấu của con em mình cũng nhƣ cùng nhà trƣờng thực hiện các hoạt động để giúp con em mình hoà nhập xã hội tốt hơn nhƣ: đƣợc yêu thƣơng, đƣợc gắn bó, đƣợc chăm sóc, đƣợc học tập, đƣợc học nghề phù hợp khả năng...
Hai là: Gia đình cần tạo ra một môi trƣờng sống hạnh phúc để con em mình tin tƣởng, gắn bó. Việc tạo môi trƣờng sống hạnh phúc không chỉ đơn thuần là kiếm nhiều tiền cho con tiêu xài mà ở đó, con em mình đƣợc yêu thƣơng, đƣợc quan tâm chia sẻ. Khi phỏng vấn, nhiều học sinh trƣờng giáo dƣỡng trả lời là hoàn cảnh gia đình khá giả, bố mẹ nuông chiều, cho các em nhiều tiền mà không quản lý, quan tâm nên các em đã đi theo bạn bè rủ rê, vi phạm pháp luật. Vì vậy, các bậc ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình cần yêu thƣơng con em mình, luôn luôn lắng nghe tích cực và tạo điều kiện để con em mình chia sẻ những khó khăn.
95
để con em mình noi theo và tạo uy tín khi giáo dục con em mình. Khi đã hứa với trẻ em, cha mẹ cần giữ lời hứa để tạo uy tín cho mình trong con mắt trẻ nhỏ. Đối với những bậc phụ huynh đã vi phạm pháp luật, cần nỗ lực vƣơn lên, tự hoàn thiện mình để làm tấm gƣơng cho con em mình noi theo. Trong mọi gia đình, ngƣời lớn không nên cãi vã, xúc phạm lẫn nhau và đặc biệt, các hoạt động đó càng không nên thể hiện trƣớc mặt con em mình vì các em rất dễ bị nhiễm, bắt chƣớc các hoạt động đó của ngƣời lớn và vô tình, các em sẽ coi thƣờng ông bà, cha mẹ của mình.
Bốn là: Gia đình cần có phƣơng pháp giáo dục hiệu quả, không dùng bạo lực, không xúc phạm và không nhắc lại những sai lầm của con em mình trong quá khứ. Các bậc ông bà, cha mẹ cần có sự động viên, khích lệ để con em mình có thêm động lực rèn luyện, hoà nhập cộng đồng. Đối với nhóm bạn cũ hay rủ rê con em mình vi phạm pháp luật, các bậc phụ huynh cần khéo léo nhƣng cƣơng quyết để hạn chế mối quan hệ của con em mình, tránh việc bỏ mặc hoặc ra sức cấm đoán gây nên tâm lý không tốt trong con em mình.
3.2.3. Giải pháp đối với xã hội, cộng đồng
Để giúp các em VTN VPPL sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng, hoà nhập tốt hơn với cộng đồng thì từ các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và những ngƣời xung quanh các em cần:
Một là: Yêu thƣơng, giúp đỡ, tạo điều kiện để các em VTN đã từng VPPL đƣợc trở lại quê hƣơng, trở lại cuộc sống hàng ngày. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, đƣợc yêu thƣơng, đƣợc tôn trọng và có thêm động lực, có nhiều thuận lợi để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Hai là: Cần xây dựng thêm các chƣơng trình, chính sách trợ giúp cho các em vi phạm pháp luật trở lại cộng đồng thông qua: Hỗ trợ vay vốn học nghề, giới
96 thiệu việc làm, giảm học phí...
Ba là: Tuyên truyền, phổ biến các thành viên trong cộng đồng không nên có các kỳ thị đối với trẻ VTN VPPL: Không xa lánh, không coi thƣờng, không tỏ ra thƣơng hại quá mức, không xúc phạm... chỉ vì các em đã từng vi phạm pháp luật.
Bốn là: Xây dựng một môi trƣờng sống lành mạnh, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội để trẻ VTN không bị ảnh hƣởng xấu từ môi trƣờng sống.
3.2.5. Giải pháp đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng
Để trẻ VTN VPPL hòa nhập xã hội đƣợc tốt hơn, cán bộ giáo viên trƣờng giáo dƣỡng cần thực hiện một số công việc sau:
Một là: Tích cực học tập, trang bị kiến thức chuyên môn cả về lý thuyết và thực hành để có sự tự tin trong công việc.
Hai là: Cần hạn chế phƣơng pháp giáo dục mang hình thức mệnh lệnh, cƣỡng ép đối với trẻ VTN VPPL.
Ba là: Phối hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng trong việc trợ giúp trẻ VTN VPPL trong và sau trƣờng giáo dƣỡng nhằm cung cấp dịch vụ, can thiệp kịp thời để các em vƣợt qua đƣợc khó khăn, trở thành một công dân có ích cho xã hội.
97
Phần 3. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Hoạt động giáo dục hòa nhập xã hội cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình” chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
Nội dung giáo dục trong Trƣờng giáo dƣỡng
Trƣờng giáo dƣỡng là nơi giáo dục bắt buộc đối với trẻ VTN VPPL theo quy định của pháp luật. Ở trƣờng giáo dƣỡng, các em đƣợc học về văn hoá phù hợp với trình độ để nối tiếp chƣơng trình học tập dở dang ở ngoài xã hội. Ngoài ra, học sinh trƣờng giáo dƣỡng còn đƣợc học về Kỹ năng sống, giáo dục công dân, học nghề.
Với chƣơng trình giáo dục nhƣ trên, các em đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để làm hành trang tái hoà nhập cộng đồng. Sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng, các em có cơ hội để đƣợc đi học tiếp chƣơng trình giáo dục phổ thông, có thể kiếm việc làm và tạo ra thu nhập, dễ dàng hoà nhập xã hội. Tuy nhiên, hạn chế trong chƣơng trình giáo dục là: Chƣa có chƣơng trình học dành cho học sinh cấp trung học phổ thông (cấp 3) vì vậy nhiều trẻ VTN VPPL đang học dở lớp 10, 11, 12 không đƣợc tiếp tục học mà bị dán đoạn, điều này làm hạn chế cơ hội đƣợc học lên ở các bậc học cao hơn nữa của các em. Mặt khác, nội dung dạy nghề còn đơn giản, các em khó có thể kiếm đƣợc việc làm có thu nhập ổn định từ chƣơng trình dạy nghề mình đã học .
Phƣơng pháp giáo dục trong Trƣờng giáo dƣỡng
Với các môn văn hoá, giáo viên trƣờng giáo dƣỡng truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng các phƣơng pháp giáo dục phong phú, đảm bảo yêu cầu của giáo dục phổ thông.
98
Ngoài ra, các chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, dạy nghề đƣợc giáo viên trong Trƣờng áp dụng nhiều phƣơng pháp giáo dục tích cực, thu hút sự tham gia của học sinh. Các phƣơng pháp này giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tạo không khí tập thể tốt, giúp các em hoà nhập tốt hơn với bạn bè cùng trƣờng và sau này sẽ hoà nhập tốt hơn với những ngƣời xung quanh ngoài xã hội.
Tuy nhiên, trong phƣơng pháp giáo dục của cán bộ, giáo viên trong Trƣờng giáo dƣỡng còn mang nặng tính mệnh lệnh, còn áp dụng hình thức “đánh cảnh cáo” và “phòng tu dƣỡng”. Điều này có thể ảnh hƣởng đến cách hoà nhập xã hội của trẻ VTN VPPL sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng: các em có thể sử dụng vũ lực, mệnh lệnh đối với những ngƣời xung quanh.
Cơ sở vật chất của Trƣờng giáo dƣỡng
Nhìn chung, cơ sở vật chất của Trƣờng giáo dƣỡng tƣơng đối khang trang, sạch sẽ, đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập, sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Ngoài các phòng làm việc của các đơn vị chức năng, nhà trƣờng có đủ phòng học, phòng ở, phòng ăn rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, sạch sẽ phục vụ đời sống hàng ngày cho học sinh, đảm bảo sức khoẻ.
Với việc ở tập thể, ăn tập thể, sinh hoạt tập thể đã rèn luyện các em lối sống gọn gàng, ngăn nắp, biết quan tâm tới ngƣời khác, biết nhƣờng nhịn chia sẻ lẫn nhau. Điều này giúp các em dễ dàng hoà nhập cộng đồng sau khi rời Trƣờng giáo dƣỡng.
Bản thân trẻ VTN vi phạm pháp luật trong trƣờng giáo dƣỡng
Hầu hết trẻ VTN VPPL trong trƣờng giáo dƣỡng đều có thái độ ăn năn, hối lỗi trƣớc những tội lỗi mà mình gây ra.
99
Khi vào Trƣờng giáo dƣỡng, các em đƣợc thầy cô phân tích, giảng giải nên hầu hết các em đã nhận thức ra đƣợc những sai trái của mình và sẵn sàng rèn luyện, tu dƣỡng.
Bên cạnh đó, vì rất nhiều lý do khác nhau, một tỷ lệ tƣơng đối lớn (khoảng gần 40%) trẻ VTN VPPL có hành vi tái phạm và nhiều lần trở lại Trƣờng giáo dƣỡng hoặc các cơ sở trại giam khác.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trƣờng giáo dƣỡng
Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trƣờng giáo dƣỡng có trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
Tuy nhiên, trong Trƣờng giáo dƣỡng còn thiếu cán bộ đƣợc đào tạo về chuyên sâu Công tác xã hội, vì vậy các hoạt động trợ giúp cho học sinh còn gặp nhiều hạn chế nhƣ: Thiếu các nguyên tắc cần thiết trong giáo dục hoà nhập gồm : Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ, đảm bảo sự bí mật riêng tƣ của thân chủ, thân chủ cùng tham gia giải quyết vấn đề... cũng nhƣ các kỹ thuật can thiệp của ngành Công tác xã hội. Điều này đã hạn chế khả năng tái hoà nhập xã hội của trẻ VTN VPPL sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng.
Sự phối hợp trong giáo dục hoà nhập trẻ VTN VPPL trong Trƣờng giáo dƣỡng
Trên thực tế, trẻ VTN VPPL đƣợc giáo dục tách biệt với xã hội trong Trƣờng giáo dƣỡng. Các em phải sống xa gia đình, xa bạn bè, ngƣời thân, xa trƣờng lớp... để rèn luyện trong Trƣờng giáo dƣỡng. Các em hoàn toàn tách biệt khỏi xã hội trong thời gian từ 6 tháng đến 24 tháng tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất lỗi vi phạm của mình.
Trƣờng giáo dƣỡng luôn tạo điều kiện để gia đình đến thăm, các tổ chức cá nhân đến giao lƣu, tặng quà. Điều đó đã làm cho hầu hết học sinh cảm thấy
100
mọi ngƣời vẫn yêu thƣơng mình, vẫn tin tƣởng mình, các em có thêm động lực để phấn đấu rèn luyện và sau này hoà nhập xã hội sẽ tốt hơn khi nhận đƣợc tình yêu thƣơng đó.
Tuy nhiên, còn nhiều gia đình phó mặc sự giáo dục con em mình vào nhà trƣờng. Trong quá trình giáo dục, Trƣờng giáo dƣỡng cũng chƣa có sự liên kết nhiều tới các địa phƣơng, các gia đình học sinh: Thăm hỏi, động viên gia đình, kết nối việc làm cho học sinh sau khi ra trƣờng, giám sát giúp đỡ học sinh khi tái hoà nhập xã hội...
Vai trò của gia đình trong giáo dục tái hoà nhập xã hội cho trẻ VTN vi phạm pháp luật sau khi rời Trƣờng giáo dƣỡng
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy các em VPPL có xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau: Có em xuất thân từ gia đình nghèo khó, có em xuất thân từ gia đình có bố mẹ VPPL, có em xuất thân từ gia đình có bố mẹ kiếm đƣợc nhiều tiền nhƣng nuông chiều quá mức con em mình... Tuy nhiên, phần lớn các em VPPL là do cha mẹ thiếu quan tâm, yêu thƣơng, dạy bảo khiến các em cảm thấy buồn chán và bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.
Hầu hết các em tái phạm là bắt nguồn từ gia đình nhƣ: Cha mẹ không yêu thƣơng em, gia đình từ bỏ em, em không có nơi nƣơng tựa và nuôi dƣỡng... Vì vậy, để giúp trẻ VTN VPPL tái hoà nhập xã hội tốt thì gia đình phải là trụ cột, phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất với tâm thế sẵn sàng đón các em trở lại cộng đồng với tình yêu thƣơng và gắn bó.
Vai trò của cộng đồng trong giáo dục tái hoà nhập xã hội của trẻ VTN VPPL sau khi rời Trƣờng giáo dƣỡng
Trong quá trình rèn luyện tại Trƣờng giáo dƣỡng, các học sinh cảm thấy rất vui khi đƣợc các đoàn đến thăm, giao lƣu, tặng quà. Các em cảm thấy vẫn
101
đƣợc mọi ngƣời yêu thƣơng, tin tƣởng nên cố gắng phấn đấu và sau này rời trƣờng giáo dƣỡng sẽ sống tốt hơn, hoà nhập tốt hơn với mọi ngƣời xung quanh.
Tuy nhiên, nhiều em tái phạm và trở lại trƣờng giáo dƣỡng cho rằng mọi ngƣời xung quanh em luôn kỳ thị, xa lánh, không giúp đỡ em nên em cảm thấy chán nản, tiếp tục VPPL.
Vì vậy, cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ VTN VPPL rèn luyện, tu dƣỡng và tái hoà nhập xã hội.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Ngọc Ánh (2003), Vị thành niên: Các đặc điểm tâm – sinh lý và đặc điểm tâm lý – xã hội, Tâm lý học, tr. 42 – 48.
2. Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trƣờng giáo dƣỡng - Bộ Công An (1999), Những văn bản pháp luật phục vụ cho công tác trại giam, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng, NXB Công an nhân dân, trang 70.
3. Trần Đức Châm (2002), Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật, thực trạng và giải pháp (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia.
4. Phạm Đình Chi (2005), Tội phạm ở tuổi vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
5. Trần Thị Minh Đức (2012), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn cho ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật – Tài liệu tập huấn của Tổ chức Plan, 28
7. Trần Ngọc Giao – Lê Văn Tạc (đồng chủ biên) (2010), Quản lý giáo dục hoà nhập, NXB Phụ nữ.
8. Trƣơng Thị Khánh Hà (2002), Tìm hiểu khái niệm “Tuổi vị thành niên”, Tâm lý học, tr. 47 – 48.
9. Huỳnh Thị Thu Hằng (2008), Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tiểu học, Đại học Đà Nẵng, tr 3
10. Lê Thu Hiền (2012), Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình, Luận văn Thạc sĩ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
103
20 tháng 6 năm 2013.
12. Luật hình sự (2000).
13. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2013), Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật ở Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình, luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
14. Trần Mai (1999), Giúp trẻ ở tuổi vị thành niên, Tâm lý học (5),tr62-63. 15. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr31
16. Nghị định 142/2003/NĐ-CP, ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ về việc Quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng.
17. Lƣơng Văn Úc (2009), Giáo trình xã hội học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
18. Tạp chí khoa học, quản lý và giáo dục phạm nhân năm 2013 (tài liệu lƣu hành nội bộ - Bộ Công an
19. Trƣờng Đại học Luật (2007), Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
20. Cù Thị Thanh Thuỷ (2007), Ảnh hƣởng của giáo dục gia đình tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay (nghiên cứu trƣờng hợp tại Trƣờng Giáo dƣỡng số 02 Ninh Bình), Luận văn Thạc sỹ Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
21. Hà Thị Thƣ (2010), Giáo trình Tâm lý học phát triển, NXB Lao động – Xã hội, 178
22. Thông tƣ số 39/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tr3.
104
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Đối tƣợng và nội dung phỏng vấn sâu
Đối tượng phỏng vấn sâu:
1. Đại diện Bam Giám hiệu Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình.
2. Cán bộ, giáo viên đang làm việc tại Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình. 3. Học sinh đang đƣợc quản lý, giáo dục tại Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh