Thuyết thân chủ trọng tâm

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 35)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Thuyết thân chủ trọng tâm

Carl Rogers (1902 – 1987) là ngƣời sáng lập ra phƣơng pháp tham vấn thân chủ trọng tâm. Rogers giả thiết rằng mỗi ngƣời đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hƣớng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình. [5, tr148]

33

chấp nhận để nhà tham vấn có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ tốt hơn (...) Theo C. Rogers mối tƣơng giao hữu ích giữa nhà tham vấn và thân chủ là: Mối tƣơng giao đƣợc xác định bằng một sự trong suốt về phần tôi, trong đó các giác quan của tôi biểu hiện thật sự rõ ràng sự chấp nhận ngƣời khác nhƣ một con ngƣời riêng biệt, có giá trị riêng và bằng sự cảm thông sâu xa khiến tôi có thể nhìn thế giới riêng tƣ của ngƣời ấy qua con mắt của ngƣời ấy. Khi các điều kiện trên đƣợc thực hiện thì tôi trở thành một ngƣời bạn đồng hành của thân chủ, theo chân họ trong sự tìm kiếm chính mình mà bây giờ họ cảm thấy đƣợc tự do đảm nhiệm. [5, tr149]

Chúng tôi vận dụng lý thuyết thân chủ - trọng tâm để xem xét, đánh giá về khả năng của trẻ VTN VPPL. Tuy các em có những đặc điểm của lứa tuổi VTN (tuổi chƣa trƣởng thành) nhƣng Nhân viên xã hội cần nhìn nhận các em với những đặc điểm tích cực nhƣ: các em có đủ khả năng để tự giải quyết vấn đề dƣới sự trợ giúp của Nhân viên xã hội, chúng ta cần tạo điều kiện và tin tƣởng, khích lệ để các em giải quyết vấn đề và tái hoà nhập xã hội;

Mặt khác, lý thuyết này còn đƣợc vận dụng để xem xét, đánh giá chƣơng trình giáo dục trong Trƣờng giáo dƣỡng số 02 Ninh Bình về các khía cạnh: Nội dung giáo dục có lấy học sinh làm trọng tâm, có phát huy đƣợc sự tham gia của học sinh không? Phƣơng pháp giáo dục của các thầy cô tại đây đã tin tƣởng vào khả năng của học sinh không? Các hoạt động chuẩn bị cho quá trình tái hoà nhập cộng đồng có phù hợp với khả năng của trẻ?...

1.2.3. Thuyết nhận thức hành vi

E.C Tolman (1886 – 1959), ông cho rằng nguyên nhân của hành vi bao gồm 5 biến độc lập cơ bản:

34 - Các động cơ tâm lý.

- Các yếu tố di truyền.

- Những kinh nghiệm có trƣớc. - Tuổi tác.

Giữa các biến độc lập quan sát đƣợc và hành vi đáp lại có một tập hợp những nhân tố không quan sát đƣợc mà Tolman gọi là biến trung gian. Tolman đƣa ra khái niệm biến trung gian đƣợc hiểu nhƣ là tập hợp các nhân tố nhận thức và động cơ hoạt động giữa các kích thích trực tiếp (bên ngoài và bên trong) và hành vi đáp lại.

Học tập đóng vai trò quan trọng nhất trong thuyết hành vi có mục đích của Tolman. Theo ông, vai trò thực sự của củng cố là ở việc hình thành cấu trúc nhận thức nhất định. Luyện tập và củng cố việc học tập không tuân theo mối liên hệ giữa kích thích và đáp ứng vận động mà là việc hình thành và củng cố những cấu trúc nhận thức nhất định. [15, tr31]

Thuyết này còn có hạn chế ở chỗ “máy móc hoá hoạt động con ngƣời, coi cơ chế hình thành tâm lý con ngƣời theo công thức S – O – R”. [15, tr32]

Chúng tôi vận dụng lý thuyết này trong việc giúp trẻ VTN VPPL nhìn nhận khách quan về môi trƣờng sống của các em từ đó đối diện với những cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và xây dựng một quan điểm sống tích cực, có lý trí. Mặt khác, chúng tôi còn vận dụng lý thuyết này trong việc Nhân viên xã hội giúp các em nhìn nhận sự việc từ quan điểm của ngƣời khác để có cái nhìn hợp lý hơn về cuộc sống, về trách nhiệm, về sự hƣởng thụ của cá nhân để các em tìm ra giải pháp thay thế tích cực đối với các hành vi VPPL của mình.

Ngoài ra, lý thuyết này còn giúp chúng tôi nhìn nhận một cách khách quan về môi trƣờng giáo dục của Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình và cộng đồng địa

35

phƣơng nơi đón các em sau trƣờng giáo dƣỡng có những điểm tích cực, hạn chế trong việc giúp các em có cái nhìn tích cực, hình thành nên những hành vi tốt để tái hoà nhập xã hội.

1.2.4. Thuyết gán nhãn

Ngƣời đƣa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội học nổi tiếng ngƣời Mỹ George Herbert Mead (1863 - 1931). “Lý thuyết gán nhãn hiệu là một lý thuyết xã hội học nghiên cứu hành vi ứng xử của con ngƣời theo phƣơng pháp phân tích tƣơng tác biểu tƣợng qua đó khẳng định hành vi tuân thủ hay lệch lạc của một ngƣời là do kết quả của quá trình ngƣời khác xác định hay gán nhãn hiệu. Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tƣơng đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Đáng lƣu ý rằng con ngƣời có thể bị gán nhãn hiệu lệch lạc khi họ tham gia vào tình huống mà họ có rất ít hoặc hoàn toàn không có trách nhiệm. Lý thuyết gán nhãn hiệu đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của ngƣời khác, nó cũng đƣa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở ngƣời này bị xem là lệch lạc tỏng khi hành vi tƣơng tự ở ngƣời khác thì lại không. Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của ngƣời mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến lệch lạc tiếp theo. [17]

Lý thuyết này đƣợc chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu về những ảnh hƣởng của định kiến xã hội, sự ảnh hƣởng của quan niệm, cách đánh giá của xã hội về quá khứ đối với VTN VPPL. Những định kiến thiếu tích cực sẽ là rào cản cho sự hoà nhập xã hội và cố gắng nỗ lực của bản thân trẻ VTN VPPL.

36

Ngoài ra, lý thuyết còn đƣợc vận dụng vào quá trình giáo dục tại Trƣờng Giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình để các cán bộ, giáo viên Nhà trƣờng có những quan niệm, cái nhìn tích cực hơn về các em để tạo ra sự tự tin, sự cố gắng của các em trong quá trình rèn luyện để tái hoà nhập xã hội sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng.

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ vị thành niên

1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên

Sự phát triển bình thƣờng của con ngƣời diễn ra qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ lúc ấu thơ (từ 0 đến 3 tuổi) rồi đến tuổi nhi đồng (khoảng từ 4 đến 11 tuổi), đến giai đoạn tuổi VTN (khoảng 12 đến 17 tuổi) và các giai đoạn tiếp sau đó. Trong đó, ở độ tuổi VTN các em có nhiều thay đổi và để lại những dấu ấn quan trọng suốt cuộc đời. Bên cạnh những thay đổi dễ nhận ra về hình thức cơ thể, trong bản thân mỗi em có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm lý, tình cảm, về các mối quan hệ, về quan điểm và cách sống [14]. Chính từ những thay đổi to lớn đó, nếu thiếu sự quan tâm, giáo dục, yêu thƣơng của cha mẹ và gia đình thì các em rất dễ mắc lỗi. Việc mắc lỗi này nếu xảy ra thƣờng xuyên và các em bị bạn bè rủ rê thì có thể sẽ dẫn đến các hành vi VPPL. Ngoài ra, khi VTN đã VPPL thì những thay đổi mạnh mẽ về tâm lý, tình cảm, về các mối quan hệ, về quan điểm và cách sống trên đây sẽ khó khăn trong giáo dục hòa nhập xã hội, đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần có phƣơng pháp giáo dục hòa nhập phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo tính riêng biệt của từng em.

- Sự phát triển về mặt sinh lý: Ở giai đoạn này, cơ thể có thời kỳ “nhảy vọt về tầm vóc”. Điều đó đƣợc thể hiện ở sự thay đổi về chiều cao, hệ cơ và hệ xƣơng rất rõ rêt. Ngoài ra, bộ phận sinh dục phát triển nhanh chóng về độ lớn, đặc điểm giới tính bộc lộ rõ nét và tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. “Với sự phát triển nhanh, mạnh, thiếu cân đối về mặt sinh lý sẽ gây ra sự mất cân bằng

37

tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của lứa tuổi vị thành niên (...) Lứa tuổi này cũng thƣờng dễ bị kích thích, lôi kéo nên có thể sa vào các “nhóm tự phát”, các “băng đảng” có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ”. [21, tr.178]. Với sự phát triển mạnh mẽ về mặt sinh lý nhƣ thế này, nếu các em bị quản lý, giáo dục trong trƣờng giáo dƣỡng với các chế độ phụ cấp theo quy định thì khó có thể đảm bảo cho các em phát triển tốt về thể chất, gây ra cho các em sự khó khăn khi hòa nhập xã hội.

- Sự phát triển về mặt xã hội: Ở lứa tuổi VTN, vị trí của các em có sự thay đổi, đƣợc thừa nhận là thành viên tích cực trong gia đình, đƣợc tham gia bàn bạc một số công việc trong gia đình. Hoạt động học tập đem lại hứng thú cho các em bởi nó giúp các em đƣợc giao lƣu, tiếp xúc bạn bè, đƣợc thể hiện khả năng của bản thân. Các em thích tham gia các hoạt động tập thể và cho rằng các hoạt động đó là có ý nghĩa vì nó là những việc làm của ngƣời lớn. “Do sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của các em trong gia đình, nhà trƣờng, xã hội mà vị trí của các em đƣợc nâng lên. Các em ý thức đƣợc sự thay đổi này và tích cực hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi đó. Do đó, tâm lý, nhân cách của lứa tuổi này đƣợc hình thành và phát triển phong phú hơn sơ với các giai đoạn trƣớc”.

[21, tr.180]. Ngƣợc lại, việc mở rộng quan hệ xã hội của lứa tuổi vị thành niên ra

ngoài phạm vi trƣờng, lớp, ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ, thầy cô thì các em rất dễ bị đối tƣợng xấu rủ rê. Ngoài ra, khi các em gặp khó khăn trong học tập, kiến thức càng ngày càng khó có thể làm các em nản lòng. Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của ngƣời lớn thì các em rất dễ bỏ học, đi chơi, giao lƣu với bạn xấu và dẫn tới con đƣờng VPPL. Mặt khác, khi giáo dục trong trƣờng giáo dƣỡng thì các em bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, các em có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng mối quan hệ sau khi tái hòa nhập xã hội.

38

- Đời sống tình cảm của lứa tuổi VTN cũng rất phong phú và có nhiều thay đổi so với giai đoạn trƣớc. Một đặc điểm nổi bật ở giai đoạn này là các em dễ xúc động, mang tính bồng bột, dễ bị kích động, vui buồn, chuyển hoá nhanh chóng. Tính dễ bị kích động của các em đôi khi dẫn đến những xúc động mạnh mẽ nhƣ vui quá trớn, buồn ủ rũ, lúc thì quá hăng say, lúc thì quá chán nản. Nhiều em tâm trạng thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng. Sự thay đổi tình cảm dễ dàng nhƣ thế nên trong tìnhc ảm các em đôi lúc có mâu thuẫn... Bên cạnh đó, các em có cảm xúc nặng nề nếu quan hệ với bạn bị tổn thƣơng, mất bạn, sự tẩy chay của bạn bè. Điều đó có thể thúc đẩy các em sửa chữa những nhƣợc điểm của mình để đƣợc chấp nhận. Nhƣng ở không ít trƣờng hợp thì điều đó lại có thể đẩy các em đến việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trƣờng, hoặc là có hành vi vô kỷ luật, hành vi bất thƣờng, thô bạo, quậy phá, gian lận trong thi cử... [21, tr.184-186]. Đây là những tiền đề dẫn đến việc các em mắc lỗi và có thể vi phạm pháp luật.

- Khuynh hƣớng muốn làm ngƣời lớn: Tất cả những thay đổi về mặt sinh lý và xã hội làm cho đứa trẻ có ấn tƣợng sâu sắc rằng: “Mình không còn là trẻ con nữa”. Sự xuất hiện ý nghĩ về sự thay đổi vai trò xã hội của đứa trẻ rõ ràng có cơ sở khách quan. Trƣớc hết thiếu niên ý thức và đánh giá đƣợc những chuyển biến trong sự phát triển thể chất, trong sự phát dục của mình. Các em cảm thấy mình “ngƣời lớn” một cách có căn cứ. Mặt khác, chính ngƣời lớn cũng không hoàn toàn coi thiếu niên là đứa trẻ nhƣ trƣớc đây (trong gia đình các em đã tham gia lao động để giải quyết những khó khăn về kinh tế hoặc thu nhập...). Tất cả những cái đó gây ra ở thiếu niên nguyện vọng muốn đƣợc làm ngƣời lớn và đƣợc đối xử nhƣ ngƣời lớn. [21, tr.187]. Nhƣng trên thực tế, những gia đình thiếu sự quan tâm đến con cái thì VTN rất dễ tự cho mình là ngƣời lớn và luôn cố gắng vƣợt tầm kiểm soát của thầy cô, gia đình, dẫn tới hành vi VPPL. Bên cạnh đó,

39

trong những gia đình bố mẹ không đối xử với con mình nhƣ nguyện vọng các em mong muốn, luôn cấm đoán, đối xử VTN nhƣ những đứa trẻ nhi đồng, khiến các em cảm thấy bị áp lực, căng thẳng, nhiều em muốn thoát ra khỏi “gọng kìm” đó nên đã bức bách cãi lại cha mẹ, thậm chí có em còn bỏ nhà ra đi và VPPL.

Tóm lại: Vị thành niên là giai đoạn phát triển “có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này đƣợc phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Thời kỳ quá độ, tuổi khó bảo, tuổi khủng hoảng... Đây là thời kỳ gay go, có nhiều đột biến trong tâm lý của các em và có thể dẫn đến sự khủng hoảng tâm lý, nên ngƣời lớn thƣờng gặp khó khăn trong việc tiếp xúc hoặc giáo dục...” [21, tr.175]. Việc nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý tuổi VTN sẽ giúp chúng ta lý giải đƣợc các nguyên nhân dẫn đến việc các em vi phạm pháp luật để có biện pháp phòng tránh cũng nhƣ đề xuất các phƣơng án để giáo dục hoà nhập xã hội cho trẻ VTN vi phạm pháp luật.

1.3.2. Các nhu cầu của trẻ vị thành niên

Ở phần này, chúng ta cần nghiên cứu về các nhu cầu của lứa tuổi vị thành niên để từ đó làm căn cứ xác định: khi các nhu cầu đó không đƣợc đảm bảo sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc các em vi phạm pháp luật hoặc khả năng tái hòa nhập cộng đồng của các em khi các nhu cầu đƣợc đáp ứng.

Là một con ngƣời, ai cũng có những nhu cầu nhất định để duy trì sự sống và phát triển bản thân. Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật cũng vậy, các em có rất nhiều nhu cầu để tồn tại và hoàn thiện mình. Do có nhiều đặc điểm riêng biệt về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống và các khó khăn nhất định nên ngoài các nhu cầu chung giống mọi ngƣời thì trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật còn có các nhu cầu đặc trƣng của nhóm mình, cụ thể nhƣ sau:

40

Tuy nhiên, ở phần này, chúng ta tiếp cận, phân chia nhu cầu chung của mọi ngƣời theo quan điểm của Maslow:

- Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo cho con ngƣời tồn tại nhƣ: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và các nhu cầu của cơ thể khác.

Nhƣ ở trên đã phân tích, trẻ vị thành niên là lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh về thể chất: Hệ cơ, hệ xƣơng... Vì vậy, các em cần có nhu cầu ăn uống một cách đầy đủ, thậm chí nhu cầu dinh dƣỡng còn nhiều hơn một ngƣời ở giai đoạn khác. Trên thực tế, nhiều trẻ em lang thang không nơi nƣơng tựa là do không có

Một phần của tài liệu Hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)