9. Cấu trúc luận văn
2.1.3. Can thiệp giảm thời gian giáo dục
Tại Trƣờng Giáo dƣỡng số 02 Ninh Bình, nếu học sinh tu dƣỡng rèn luyện tốt thì sẽ đƣợc rút ngắn thời gian giáo dục ở Trƣờng. Căn cứ vào sự đánh giá hàng tháng của Giáo viên chủ nhiệm và Cán bộ giám thị để quyết định giảm thời gian giáo dục tại Trƣờng cho trẻ em vi phạm pháp luật theo nội quy: Nếu rèn
50
luyện tốt thì đƣợc giảm thời gian giáo dục, nếu rèn luyện chƣa tốt thì bị cộng thêm thời gian giáo dục nhƣng tổng số thời gian giáo dục tại trƣờng giáo dƣỡng của học sinh không vƣợt quá số thời gian quy định tại quyết định đƣa trẻ vào trƣờng giáo dƣỡng.
“Nếu rèn luyện 01 tháng tốt sẽ được giảm 10 ngày (1/3 tháng), 01 tháng khá được giảm 7,5 ngày (1/4 tháng), 01 tháng trung bình sẽ bị cộng thêm 10 ngày, 01 tháng yếu kém sẽ bị cộng thêm 30 ngày, những học sinh rèn luyện tích cực sẽ được giảm thời gian giáo dục tại Trường nhưng nếu rèn luyện thiếu tích cực sẽ không bị tăng thời gian giáo dục mà sẽ chấp hành “ăn đủ, ở đủ” thời gian như quyết định ban đầu”
(Nam, 59 tuổi, giáo viên)
Căn cứ vào sự xếp loại, đánh giá, tham mƣu của Giáo viên chủ nhiệm và Cán bộ giám thị, Hiệu trƣởng Trƣờng giáo dƣỡng sẽ ra quyết định về việc cho phép học sinh rút ngắn thời gian giáo dục tại Trƣờng. Đây là một động lực quan trọng thúc đẩy các em nỗ lực hơn nữa trong quá trình rèn luyện để đƣợc nhanh chóng về với gia đình.
Tóm lại, Học sinh đƣợc phỏng vấn sâu nói mức thời gian của mình là hợp lý. Ngoài ra, nếu các em rèn luyện tốt thì sẽ đƣợc rút ngắn thời gian giáo dục. Mức giảm cao nhất là 1/3 tổng số thời gian giáo dục theo quyết định đƣa trẻ vào trƣờng giáo dƣỡng. Điều này sẽ tạo cơ hội để trẻ tích cực rèn luyện, phấn đấu. Với mức thời gian và chính sách rút ngắn thời gian nhƣ trên sẽ giúp trẻ đƣợc rèn luyện, tu dƣỡng, học tập tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, với việc chủ tịch UBND cấp huyện có quyền đƣa ra mức thời gian giáo dục của Trẻ VTN vi phạm pháp luật có thể có tiêu cực trong việc “chạy án”. Điều này có ảnh hƣởng xấu tới việc hình thành nhân cách của trẻ, các
51
em sẽ có cái nhìn tiêu cực về xã hội, sẽ thiếu sự cố gắng phấn đấu và khó khăn về tái hòa nhập cộng đồng.
Một vấn đề tồn tại nữa trong thời gian giáo dục trẻ là việc “cào bằng” một mức thời gian cho cả trẻ miền xuôi/miền núi, nông thôn/thành thị,.. mà không có quy định về yếu tố cá nhân của trẻ. Điều này có thể dẫn đến việc thời gian giáo dục có thể chƣa phù hợp với một số em và làm cho các em khó khăn trong hòa nhập cộng đồng.