9. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Giáo dục kiến thức phổ thông
Trẻ VTN VPPL trong trƣờng giáo dƣỡng đang ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Tất cả các em đang học dở dang chƣơng trình phổ thông. Vì vậy, để giúp các em bổ sung thêm kiến thức, hòa nhập cộng đồng thì Nhà trƣờng đã tổ chức chƣơng trình giáo dục kiến thức phổ thông.
“Trước đây, em học dở lớp 8 thì bỏ học hơn 2 năm, sau đó mới vào Trường giáo dưỡng”
(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng)
“Em đang học lớp 9, em có ý định học tiếp lớp 10 vì trước kia em ham chơi, bạn bè rủ rê nhưng bây giờ em đã nhận ra học là quan trọng...”
(Nữ, 18 tuổi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
* Tài liệu/nội dung giáo dục kiến thức phổ thông
Trƣờng giáo dƣỡng tổ chức giáo dục văn hóa cho học sinh theo chƣơng trình giáo dục bổ túc của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9. Sách giáo khoa đƣợc sử dụng trong giảng dạy là tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho học sinh theo các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 9, vì vậy, tài liệu học tập đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với học sinh khối Tiểu học và Trung học cơ sở.
* Hình thức/hoạt động giáo dục kiến thức phổ thông
Trƣờng giáo dƣỡng tổ chức các lớp học chính khóa từ lớp 1 đến lớp 9 dựa trên kết quả sàng lọc trình độ của học sinh trƣớc khi vào Trƣờng. Song song với thời gian học nghề/lao động, học sinh đƣợc học văn hóa 01 buổi/ngày. Các lớp
61
đƣợc chia theo trình độ học sinh vì vậy cũng có thể có sự chênh lệch về độ tuổi của các em trong cùng một lớp.
Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, học sinh còn có giờ tự học vào buổi tối từ 19h00 đến 21h00 (mùa đông) hoặc 19h30 đến 21h30 (mùa hè).
“Các em học buổi tối tại phòng ở, có giáo viên chủ nhiệm giám sát, hướng dẫn, ngoài ra, các em lớp trên sẽ kèm các em lớp dưới học bài”
(Nam, 33 tuổi, giáo viên)
“Buổi tối, chúng em tự học tại phòng ở từ 7 rưỡi tối đến 9 rưỡi tối ạ…”
(Nam, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng) Vì sự nhận thức của các em trong cùng một lớp có sự khác nhau nên việc giảng dạy của giáo viên gặp không ít khó khăn. Ngoài việc tận tâm, tận tình giảng dạy, giáo viên của Trƣờng đã cố gắng tìm tòi các phƣơng pháp giảng dạy liên quan đến thực tế. Phƣơng pháp giáo dục này đã giúp các em có thể dễ dàng liên hệ thực tiễn, góp phần vào quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ.
“…nhà trường có chủ trương đưa những vấn đề của cuộc sống vào dạy học như: các ví dụ liên quan đến ngô, khoai, sắn, cộng, trừ, nhân, chia, các hiện tượng địa lý liên quan đến điều kiện tự nhiên...”
(Nam, 33 tuổi, giáo viên)
“Chúng em bỏ học lâu rồi nên khi đi học lại cũng khó tiếp thu, nhưng các thầy cô thường giảng rất nhiệt tình và lấy các ví dụ cụ thể để chúng em dễ hiểu”
(Nam, 15 tuổi, trộm cắp tài sản”
Tóm lại, trƣờng giáo dƣỡng đã tổ chức giáo dục kiến thức phổ thông theo hình thức tổ chức thành các lớp chính quy. Ngoài giờ học trên lớp, nhà trƣờng còn tổ chức cho các em tự học vào buổi tối và các giáo viên luôn phải tìm tòi các phƣơng pháp, ví dụ cụ thể để giúp các em tiếp thu bài đƣợc tốt hơn.
62
* Đội ngũ giáo viên giáo dục kiến thức phổ thông
Giáo viên dạy kiến thức phổ thông của Trƣờng giáo dƣỡng là giáo viên đƣợc đào tạo từ các trƣờng Cao đẳng sƣ phạm, Đại học sƣ phạm đúng chuyên ngành. Vì vậy, đội ngũ giáo viên của Trƣờng đã đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đội ngũ giáo viên của Trƣờng giàu tình thƣơng, tâm huyết với nghề, có thái độ nghiêm túc chuẩn mực của ngƣời giáo viên khoác áo công an. Các giáo viên ở đây luôn khơi dậy sự hứng thú cho học sinh, vì phần lớn các em VTN VPPL ở ngoài xã hội đều đã bỏ học hoặc chán nản việc học hành.
“Giáo viên ở đây có thái độ nghiêm túc và luôn tạo ra sự hứng thú vì phần lớn học sinh đã “mất gốc”, các em sẽ rất khó hiểu. Khi dạy, chúng tôi phải khích lệ, động viên, bồi dưỡng các em”
(Nam, 33 tuổi, giáo viên)
“Em thấy học rất khó, vì em đã bỏ học lâu rồi. Các thầy/cô ở đây đều động viên chúng em học, lấy nhiều ví dụ, nên em cũng có hiểu chút ít...”
(Nữ, 17 tuổi, gây rối trật tự công cộng)
Tóm lại, giáo viên dạy kiến thức phổ thông trong trƣờng giáo dƣỡng đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành và đảm bảo trình độ đúng tiêu chuẩn hoặc trên chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngủ giáo viên giàu tình thƣơng, tâm huyết với nghề và nghiêm túc trong giảng dạy, điều này đã tạo điều kiện để các em tái hòa nhập cộng đồng đƣợc tốt hơn.
* Kết quả giáo dục kiến thức phổ thông
Hầu hết trẻ VTN VPPL vào trƣờng giáo dƣỡng đều đã bỏ học, bị đình chỉ học hoặc không biết chữ. Vì vậy, việc giảng dạy chính khóa chƣơng trình bổ túc
63
văn hóa cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 sẽ giúp các em tiếp tục đƣợc trang bị kiến thức, trong một số trƣờng hợp, khi các em rời trƣờng giáo dƣỡng nếu còn muốn tiếp tục đi học thì các gia đình các em xin xác nhận từ Trƣờng giáo dƣỡng về kiến thức mình đang học để khi tái hòa nhập cộng đồng, các em sẽ có cơ hội học tiếp các trƣờng phổ thông. Đây là một hoạt động quan trọng giúp các em tiếp tục hoàn thiện kiến thức, hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, phần lớn các em đã bỏ học quá lâu, hoặc đã chán học, mải chơi theo bạn bè nên rất ít em muốn tiếp tục đi học và khi vào Trƣờng giáo dƣỡng thì các em đƣợc đi học trở lại, các em tham gia lớp học nghiêm túc nhƣng vấn đề tiếp thu kiến thức thì gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều em là ngƣời dân tộc thiểu số còn chƣa đƣợc đi học, hoặc đã bỏ học từ rất lâu, vì vậy công tác giáo dục ở đây còn gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại:
Phần lớn học sinh Trƣờng giáo dƣỡng đƣợc học chƣơng trình bổ túc kiến thức phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9 theo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em đƣợc học trên lớp 05 buổi/tuần, tự học tại phòng ở vào buổi tối 02 giờ/buổi và 05 buổi/tuần. Tuy nhiên, vì các em đã bỏ học lâu ngày hoặc không muốn học tiếp nên các em tiếp thu kiến thức còn hạn chế và có sự chênh lệch về độ tuổi, học lực trong cùng một lớp, đây là trở ngại đối với giáo viên đứng lớp. Giáo viên dạy các môn văn hóa đạt chuẩn và trên chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vì đã đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành trình độ cao đẳng, đại học. Khi vào Trƣờng giáo dƣỡng, nhiều học sinh đã đƣợc xóa mù chữ hoặc tiếp tục theo học chƣơng trình phổ thông đang học dở dang. Các em đƣợc Nhà trƣờng tạo điều kiện xác nhận kết quả học tập để tạo cơ hội cho các em tái hòa nhập cộng đồng tiếp tục đƣợc đi học nếu có nhu cầu.
64
Một vấn đề còn tồn tại trong việc giáo dục kiến thức phổ thông cho học sinh trong Trƣờng giáo dƣỡng, đó là Nhà trƣờng chƣa tổ chức các lớp 10, 11, 12. Các học sinh đang học dở chƣơng trình này khi vào Trƣờng sẽ không có cơ hội học tiếp chƣơng trình mà các em sẽ đƣợc đƣa đi học nghề tại Trƣờng. Dù xuất phát từ các nguyên nhân: phần lớn học sinh đang học dở Trung học phổ thông đều không muốn đi học hoặc chỉ có số ít các em đang học dở Trung học phổ thông vào Trƣờng hoặc Nhà trƣờng chƣa đủ điều kiện để mở lớp... nhƣng vì bất cứ nguyên nhân nào đi nữa thì việc không tổ chức kiến thức phổ thông cho học sinh là một thiệt thòi cho các em, không tạo cơ hội để các em có thể học các chƣơng trình cao hơn nhƣ: trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... Điều này đã gây ra một trở ngại cho các em đang học dở trung học phổ thông khi tái hòa nhập cộng muốn tiếp tục học ở những trình độ cao hơn nữa.