9. Cấu trúc luận văn
1.1.1. Giáo dục, giáo dục hòa nhập
1.1.1.1. Giáo dục
Giáo dục là một khái niệm đa nghĩa, khi phân tích giáo dục với tƣ cách là một hiện tượng xã hội, ta thấy: Giáo dục là hiện tƣợng văn minh chỉ có ở xã hội loài ngƣời, về bản chất đó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ con ngƣời.
Khi xem xét giáo dục dƣới góc độ một hoạt động, ta thấy giáo dục có hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Với nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tƣợng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng lao động...)
Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng đƣợc thực hiện trong nhà trƣờng còn gọi là quá trình sƣ phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp).
- Với nghĩa hẹp: Giáo dục đƣợc hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ ý thức, thái độ và hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội...
Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh, ta vẫn quen gọi là “hạnh kiểm”. [20,tr.22]
Tóm lại: Hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện bởi nhà giáo dục lên đối tƣợng giáo dục bằng các phƣơng pháp cụ thể nhằm giúp đối tƣợng giáo dục hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tƣởng, động cơ, tình cảm và phát triển trí tuệ.
23
1.1.1.2. Giáo dục hoà nhập
“Giáo dục hoà nhập” là một thuật ngữ khá mới mẻ và ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Tuy nhiên khái niệm về Giáo dục hoà nhập thì chƣa đƣợc thống nhất giữa các tài liệu.
Theo Tony Booth và Mel Ainsow, khi bàn đến giáo dục hoà nhập thƣờng đề cập đến trẻ khuyết tật hay trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Còn tác giả Irine Lopez, Trƣờng Đại học Gotenborgs Thuỵ Điển, nhìn nhận giáo dục hoà nhập theo tiến trình lịch sử phát triển của giáo dục và không chỉ dành riêng cho đối tƣợng trẻ khuyết tật. [7]
Giáo dục hoà nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trƣờng phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội” [9,tr.3]
“Giáo dục hòa nhập là phƣơng thức giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục cá nhân cho mọi trẻ em trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội, hoàn cảnh sống và điều kiện học tập” [23, tr.3]. Đây là cách hiểu về giáo dục hòa nhập mang tính chính thống theo văn bản nhà nƣớc. Tuy nhiên, cách hiểu này chỉ gói gọn trong phạm vi: Giáo dục hòa nhập là phƣơng thức giáo dục đáp ứng nhu cầu cá nhân cho mọi trẻ em trong giáo dục phổ thông.
Hầu hết các tài liệu hiện có khi trình bày về Giáo dục hoà nhập thƣờng gắn với các hoạt động cho Ngƣời khuyết tật, trong đó nhấn mạnh đến việc đƣa học sinh khuyết tật vào học cùng trƣờng với học sinh không khuyết tật, để các em đƣợc học chung một chƣơng trình, đƣợc giao tiếp, hoà đồng với các bạn nhằm giảm sự mặc cảm cho học sinh khuyết tật, giảm sự kỳ thị từ phía học sinh khuyết
24
tật và giúp các em khuyết tật hoà nhập xã hội đƣợc tốt hơn.
Vì các tài liệu đề cập đến khái niệm giáo dục hoà nhập chỉ dừng lại ở khía cạnh liên quan đến ngƣời khuyết tật, nên chúng ta sẽ phát triển khái niệm nhƣ sau:
Giáo dục hoà nhập dƣới góc độ Công tác xã hội bao gồm các nội dung: + Đối tƣợng giáo dục hoà nhập trong Công tác xã hội là các nhóm đối tƣợng yếu thế nhƣ: Ngƣời khuyết tật, ngƣời vi phạm pháp luật, trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi, ngƣời hoạt động mại dâm, ngƣời nghiện ma tuý, ngƣời bị buôn bán...
+ Nhà giáo dục hoà nhập trong Công tác xã hội có thể là Nhân viên Công tác xã hội hoặc có thể là những ngƣời làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội, trực tiếp tƣơng tác với các đối tƣợng yếu thế.
+ Phƣơng pháp giáo dục hoà nhập trong công tác xã hội là cách thức nhà giáo dục hoà nhập tác động lên thân chủ. Các cách thức đó phải đảm bảo các nguyên tắc trong Công tác xã hội, đảm bảo quy điều đạo đức của Nhân viên Công tác xã hội và vì lợi ích tốt nhất cho thân chủ.
+ Nội dung giáo dục hoà nhập trong Công tác xã hội là: Các kiến thức, kỹ năng mà nhà giáo dục muốn cung cấp cho thân chủ.
+ Mục đích giáo dục hoà nhập dƣới góc độ Công tác xã hội nhằm hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tƣởng, động cơ, tình cảm và phát triển trí tuệ cho thân chủ một cách tốt nhất, đảm bảo họ dễ dàng trong việc hoà nhập cộng đồng , tự vƣơn lên giải quyết vấn đề và phát triển cuộc sống.
Trong khuôn khổ của luận văn này, giáo dục hoà nhập được nghiên cứu ở các góc độ sau:
25 trƣờng giáo dƣỡng.
+ Nhà giáo dục hoà nhập: Cán bộ, giáo viên trƣờng giáo dƣỡng.
+ Phƣơng pháp giáo dục hoà nhập: Cách thức mà cán bộ, giáo viên trong trƣờng giáo dƣỡng tác động đến học sinh của mình nhƣ trò chuyện, nhắc nhở, khích lệ, động viên, kỷ luật, tổ chức vui chơi, phối hợp hoạt động...Các phƣơg pháp này sẽ đƣợc đánh giá ở mức độ tác động đến khả năng tái hoà nhập xã hội của trẻ.
+ Thời gian giáo dục hoà nhập là khoảng thời gian giáo dục bắt buộc tại trƣờng giáo dƣỡng đối với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Luận văn sẽ đánh giá tác động của khoảng thời gian này đối với khả năng tái hoà nhập xã hội của trẻ VTN vi phạm pháp luật.
+ Nội dung giáo dục hoà nhập bao gồm: Giáo dục học văn hoá, dạy nghề, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức. Các nội dung đó đƣợc xem xét dƣới góc độ tái hoà nhập xã hội của trẻ.
+ Mục đích giáo dục hoà nhập: Giúp trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có khả năng hoà nhập với mọi ngƣời, sau khi rời trƣờng giáo dƣỡng các em sẽ có mối quan hệ tốt với mọi ngƣời, kiếm đƣợc việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống và không tái phạm.
Từ những phân tích trên, tác giả xin được đưa ra khái niệm như sau: Giáo dục hoà nhập là quá trình tác động của nhà giáo dục lên đối tƣợng giáo dục bằng những phƣơng pháp cụ thể trong một thời gian nhất định nhằm giúp cho đối tƣợng giáo dục hình thành nhân cách, hành vi, thói quen, lý tƣởng, động cơ, tình cảm, phát triển trí tuệ. Sau khi giáo dục, đối tƣợng dễ dàng hoà nhập với mọi ngƣời, có mối quan hệ tốt với mọi ngƣời đồng thời tự tổ chức và phát triển cuộc sống cá nhân phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
26