7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
1.2.2.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam
* Chính sách và pháp luật có liên quan đến du lịch homestay
- Luật Du lịch (2005) quy định một số điều khoản liên quan đến du lịch homestay. Luật Du lịch quy định nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo. Luật du lịch cũng quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch. “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch” và “Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương”. [17]
- Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê TCVN7800:2008. Tổng cục Du lịch xây dựng và thực thi tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, quy định các yêu cầu của hạng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, không áp dụng để xếp hạng các loại hình lưu trú khác. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
Trong phạm vi tiêu chuẩn này, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được hiểu là “nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng nhà hợp pháp, có trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cho khách du lịch thuê lưu trú trong thời gian nhất định”.
Tiêu chuẩn có hai loại yêu cầu là yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. Yêu cầu chung về nhà có phòng cho khách du lịch thuê: có địa chỉ và tên (nếu có) được đặt ở nơi dễ thấy; dễ tiếp cận, thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách lưu trú; được xây dựng vững chắc, không dột, không thấm nước, có đủ ánh sáng tự nhiên và các trang thiết bị phòng chống cháy nổ. Yêu cầu cụ thể là những yêu cầu về diện tích, về trang thiết bị tiện nghi, về dịch vụ, về chủ nhà (người quản lý) và yêu cầu về việc bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Điều kiện tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch tự nhiên
Việt Nam có đường bờ biển trải dài 3.260km với khoảng gần 300 bãi biển đã và sẽ được khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Vùng biển nước ta còn có gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều quần đảo gần bờ và xa bờ với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp. Trên các đảo và vùng biển ven nhiều đảo và quần đảo còn bảo tồn được nhiều hệ sinh thái với đa dạng sinh học cao, được công nhận là các khu dự trữ sinh quyển và các VQG như khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, khu dự trữ sinh quyển ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, VQG Phú Quốc, VQG Côn Đảo, VQG Bái Tử Long. Đảo Phú Quốc, đảo Cát Bà và Côn Đảo là những đảo có diện tích rộng nhất trong các đảo ở nước ta, có đa dạng sinh học cao, nhiều bãi tắm, nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ lại gần với đường biển quốc tế, có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch. [21, tr.201]
Nước ta có địa hình núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, chủ yếu là đồi núi, cao nguyên thấp. Những dãy núi có địa hình cao thường nằm ở vùng Tây Bắc, đặc biệt nổi bật là đỉnh núi Phan Xi Păng cao 3143m, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Sự kết hợp của địa hình, khí hậu, thực vật, hang động, suối, thác nước đã tạo nên cho nước ta nhiều vùng có phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch. Địa hình núi góp phần tạo nên hai di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nước ta có ba dạng địa hình đồng bằng chính: đồng bằng châu thổ, đồng bằng duyên hải, đồng bằng giữa núi. Đồng bằng đặc biệt là dạng đồng bằng châu thổ đất đai phì nhiêu, nguồn nước dồi dào là điều kiện thuận lợi cho cư trú của con người. Vì vậy, các đồng bằng của nước ta là yếu tố tự nhiên quan trọng cho việc hình thành, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa. Sự kết hợp giữa địa hình đồng bằng với cảnh quan đồng ruộng xanh non, làng mạc, miệt vườn, sông nước tạo nên bức tranh thiên nhiên trữ tình, nên thơ, thanh bình, hấp dẫn khách du lịch. Do vậy, đồng bằng ở nước ta rất thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch văn hóa, trong đó có du lịch homestay. [21, tr.199 - 200]
- Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể của Việt Nam phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang các giá trị lịch sử văn hóa, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc bao gồm: di tích lịch sử văn hóa, các thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương, các công trình đương đại và các di sản văn hóa thế giới. Di sản văn hóa thế giới bao gồm cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An là những điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Từ năm 1962 đến năm 2006, nhà nước đã xếp hạng được 2.888 di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh cấp quốc gia. Đó chính là những điều kiện cần để văn hóa dân tộc trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, góp phần thu hút khách du lịch. [21, tr.221]
+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Việt Nam có khoảng 380 lễ hội lớn. [21, tr.248]. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra vào những thời điểm cố định trong năm gắn liền với sự tôn vinh
các sự kiện lịch sử và tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và thường diễn ra tại các di tích lịch sử văn hóa. Đa số những lễ hội thì phần lễ quan trọng hơn phần hội nhưng có những lễ hội thì phần hội lại ưu thế hơn phần lễ như hội Lim (Bắc Ninh), hội chọi trâu Đồ Sơn, hội hát lượn của người Tày…Nước ta hiện còn lưu giữ, duy trì nhiều lễ hội lớn hấp dẫn khách du lịch như lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Kiếp Bạc, lễ hội Phủ Giầy, lễ hội Ka Tê… Thời gian gần đây, để quảng bá hình ảnh du lịch, thu hút khách du lịch, festival du lịch cũng được tổ chức ở các di sản thiên nhiên và văn hóa và trung tâm du lịch càng tôn thêm giá trị của các di sản cũng như tầm vóc của các lễ hội.
Dân tộc Việt Nam sở hữu một kho tàng văn hóa nghệ thuật phong phú, lâu đời và có giá trị nhiều mặt. Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã vinh dự được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là một trong những tiền đề để những loại hình văn hóa nghệ thuật khác được phục hồi và phát huy giá trị. Nghệ thuật ẩm thực cũng được coi là tài nguyên du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và là tài sản để sản xuất các sản phẩm du lịch đặc thù, phục vụ khách du lịch. Trong du lịch homestay thì văn hóa ẩm thực và văn hóa nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thời gian lưu trú của khách du lịch homestay.
Văn hóa làng nghề luôn là một ẩn số cho những khách du lịch ham học hỏi, khám phá văn hóa bản địa đặc biệt là du lịch homestay. Việt Nam có khoảng 1450 làng nghề và trong đó có nhiều làng nghề truyền thống trở thành các điểm du lịch như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng tranh Đông Hồ, làng nón Chuông… [21, tr.250] Việc tận dụng và khai thác các làng nghề cho du lịch homestay đang là một hướng đi mới và khả quan đối với các nhà tổ chức du lịch. Khách du lịch đến làng nghề, trải nghiệm cuộc sống thực sự của một người thợ thủ công, khám phá văn hóa bản địa và khả năng bản thân thông qua việc học hỏi một nghề truyền thống cũng là một điều thú vị của chương trình du lịch. Không chỉ có vậy, việc khách du lịch homestay ở làng nghề và mua các sản phẩm làng nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi để làng nghề khôi phục và bảo tồn các giá trị truyền thống, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Văn hóa các tộc người đã và luôn là một chiếc chìa khóa vàng mở ra triển vọng to lớn của du lịch homestay tại địa phương. Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những địa bàn cư trú nhất định, có điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, hoạt động sản xuất mang những sắc thái đặc trưng, khó trộn lẫn. Đó là nét hấp dẫn nổi bật đối với khách du lịch. 54 dân tộc là 54 mảng màu vừa góp phần tạo nên bức tranh sặc sỡ đa sắc màu của văn hóa Việt Nam vừa tạo nên hình ảnh du lịch độc đáo cho quốc gia trên bản đồ du lịch quốc tế.
* Điều kiện cơ sở hạ tầng
Từ năm 2000 về trước, việc đầu tư sơ sở hạ tầng du lịch còn rất hạn chế do ngân sách nhà nước chưa bố trí cho hạng mục này. Từ năm 2001, thực hiện chủ trương tập trung cho phát triển du lịch tại Công văn số 1095/CP-KTTH, ngày 28/11/2000 của Chính phủ, ngân sách nhà nước đã được bố trí hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương. Trong đó, các điểm, tuyến du lịch thuộc vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa có khả năng liên kết với các tuyến du lịch tạo thế liên hoàn thu hút khách, góp phần xóa đói giảm nghèo là một trong những đối tượng được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. [18, tr.88]
Trong khoảng thời gian 2001 - 2005, có 22 tỉnh (chiếm 32,5% tổng số tỉnh được hỗ trợ trên cả nước) được hỗ trợ 222 tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của cả nước. Việc sử dụng nguồn vốn này tập trung vào xây dựng mới và nâng cấp đường du lịch, cấp điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, trong đó phần lớn (90% tổng số vốn) tập trung vào đầu tư xây dựng mới và nâng cấp đường đưa khách tới các khu hay điểm du lịch. Nhiều địa phương đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ này để khai thác tiềm năng du lịch địa phương, góp phần nâng cao tỷ lệ thu hút khách. [18, tr.88]
Tuy nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thấp hơn nhiều so với nhu cầu nhưng đó là nguồn “vốn mồi” quan trọng để thu hút đầu tư từ các nguồn khác: ngân sách địa phương, ODA, FDI... Đặc biệt, từ nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đóng góp của cộng đồng, những con đường liên thôn, liên xã, liên buôn, liên bản cũng đã được xây mới, nâng cấp đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến với điểm du lịch. [18, tr.88]
* Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trong du lịch homestay thì cơ sở lưu trú của khách du lịch chính là nhà ở của người dân bản địa. Nhà ở mang đặc trưng tộc người, thể hiện đậm đặc bản sắc văn hóa tộc người. Mỗi một tộc người lại có một kiểu nhà riêng với những nét phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng riêng… Nhà của người Việt nông thôn Bắc bộ là nhà trệt với yếu tố phong thủy hữu tình. Nhà của người Thái là nhà sàn với chiếc khung cửi dệt vải bên cửa sổ. Nhà của cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên lại là nhà dài với truyền thống mẫu hệ sâu sắc. Nhà của người dân đồng bằng sông Cửu Long là nhà thuyền vừa là phương tiện lưu trú vừa là phương tiện sản xuất. Còn người Huế có nhà vườn, nhà trong vườn rất độc đáo. Mỗi một kiểu nhà của một tộc người, một vùng miền lại thể hiện quan niệm sống, tính cách, phong tục của tộc người đó. Không những thế, những con người sống trong đó với bầu không khí gia đình, với các hành vi, ứng xử hàng ngày là cơ hội để khách du lịch tìm hiểu và khám phá văn hóa bản địa. Vì vậy, đó vừa là cơ sở lưu trú lại vừa là tài nguyên du lịch qúy giá cho hoạt động du lịch.
* Nguồn nhân lực
Chủ nhà và các thành viên trong gia đình không phải là những người phục vụ chuyên nghiệp. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịch homestay còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, họ luôn là những vị chủ nhà hiền hậu, chất phác, mến khách, cần cù, yêu lao động. Bản thân họ cũng là những minh chứng điển hình cho một di sản văn hoá bản địa mà không cần một lời thuyết minh thì giá trị di sản vẫn được thể hiện và hiển hiện dưới con mắt khám phá của khách du lịch.
Cán bộ quản lý hoạt động du lịch homestay mặc dù ban đầu còn bỡ ngỡ với một loại hình du lịch mới nhưng do có chủ trương, chính sách sâu sát, cụ thể nên họ đang trong quá trình học hỏi, tiếp thu nhằm tạo nên một bộ máy quản lý, giám sát hoạt động du lịch homestay chuyên nghiệp, đáp ứng những nhu cầu hội nhập trong giai đoạn mới.
Như vậy, du lịch homestay là một loại hình du lịch mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng triển vọng phát triển là rất lớn dựa trên ý nghĩa loại hình và điều kiện thực tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận tổng quan và khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch homestay ở Việt Nam thông qua phân tích SWOT.
Bảng 1.5. Bảng phân tích SWOT đối với du lịch homestay ở Việt Nam
STT Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
1
Thuận lợi về cơ chế chính sách Khuôn khổ pháp lý riêng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch homestay chưa hoàn chỉnh Chính sách mở cửa, hội nhập tạo điều kiện cho du lịch phát triển Sự cạnh tranh của các nước trong khu vực 2 Điều kiện phát triển du lịch homestay khá phong phú
Đầu tư của nhà nước vào du lịch homestay còn nhỏ giọt, chưa có cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư
Xu hướng phát triển du lịch homestay tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Tác động về mặt môi
trường, kinh tế, văn hóa, xã hội của du lịch homestay tới địa phương 3 Là điểm đến an ninh, an toàn Sản phẩm còn đơn điệu, các hoạt động bổ trợ chưa phong phú, hoạt động xúc tiến còn thiếu chuyên nghiệp Tổ chức Du lịch thế giới đang tập trung triển khai dự án phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam 4 Khả năng huy động vốn cho du lịch homestay ở tầm vĩ mô, vi mô tăng Quản lý lỏng lẻo, chưa có cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng, chưa có Hiệp hội riêng cho hoạt động du lịch homestay Là loại hình du lịch mới nên có sức hấp dẫn đối với khách du lịch 5 Công tác xúc tiến, quảng bá được chú trọng đầu tư Vấn đề đào tạo nhân lực còn thiếu và yếu, đặc biệt là ngoại ngữ
Nhu cầu của khách du lịch đối với du lịch homestay ngày càng tăng 6 Nguồn nhân lực hiếu khách,