Lịch sử phát triển của SaPa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 59)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.1.3. Lịch sử phát triển của SaPa

Bãi đá cổ nằm trong thung lũng Mường Hoa bao gồm hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ và ký tự kỳ lạ mà khoa học đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa và chủ nhân của chúng. Các nhà khoa học nhận định rằng chủ nhân của những ký tự cổ này thuộc nhiều tộc người ở nhiều thời đại khác nhau từ cư dân văn hóa Đông Sơn đến cư dân dân tộc Mông cách ngày nay khoảng 200 năm. Như vậy, qua những ký tự cổ trên các tảng đá, chúng ta có thể nhận định rằng Sa Pa là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ.

Tuy nhiên, theo những cứ liệu xác thực của một số tài liệu lịch sử và dân tộc học, lịch sử hình thành vùng dân cư Mường Hoa có hai giai đoạn, giai đoạn sớm cách ngày nay chừng 900 năm, nơi đây là địa bàn sinh sống của một cộng đồng người Tày cổ, có tổ chức và thiết chế hoàn chỉnh, phát triển đời sống vật chất và tinh thần đạt đến trình độ cao. Sau đó không rõ lý do đã xảy ra một cuộc di cư lớn,

toàn bộ cộng đồng này chuyển đi, bỏ lại thung lũng hoang vắng. Hiện ở Sa Pa vẫn có một nhóm nhỏ người Tày sinh sống tại những vùng đất bằng phẳng phía nam thuộc các xã Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài… Giai đoạn muộn chính là sự hình thành của lớp dân cư hiện tại mà những cư dân sớm nhất là người Mông khoảng 200 năm trước. Người Kinh mới lên sinh sống ở vùng đất này khoảng 100 năm, khi Sa Pa được phát hiện bởi những đoàn điều tra của Pháp cuối thế kỷ 19.

2.2. Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa

2.2.1. Điều kiện tài nguyên du lịch

2.2.1.1. Điều kiện khí hậu

Sa Pa nổi tiếng vì điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động du lịch. Nằm trên lãnh thổ của đới khí hậu nhiệt đới nhưng khí hậu vùng đất này mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới. Vì vậy, Sa Pa được gọi là vùng châu Âu của Việt Nam nhờ khí hậu mát mẻ, trong lành. Sa Pa hội tụ bốn mùa trong cùng một ngày. Mùa xuân bắt đầu khi trời hửng sáng, hè đến lúc giữa trưa nắng nhưng nhiệt độ vẫn dễ chịu, chiều đến trong tiết trời thu mát mẻ, buổi tối trời trở nên se lạnh như tiết trời mùa đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4C, vào các tháng mùa hè nhiệt độ trung bình là 18 - 20C và mùa đông là 10 - 12C. Nhiệt độ thấp là vào thời điểm tháng 1 khoảng 0C, có những năm khí hậu Sa Pa xuống tới -3,2C. [38]

Những ngày nhiệt độ Sa Pa xuống thấp nhất thường báo hiệu những cơn mưa tuyết, một hiện tượng khí hậu kỳ thú đối với khách du lịch. Tuyết đã rơi nhiều lần, tuyết rơi trắng trời và tràn ngập cả thị trấn. Vì vậy, Sa Pa không chỉ hấp dẫn khách du lịch vào mùa hè mà Sa Pa còn tập trung rất đông khách du lịch vào mùa đông, đặc biệt là vào những ngày lạnh nhất để chờ đợi tuyết trắng Sa Pa.

Mây Sa Pa cũng là một trong những kỳ quan hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến vùng đất thơ mộng này. Nói đến Sa Pa là nói đến mây Sa Pa, mây đã trở thành một “nhân vật” của Sa Pa, khách du lịch luôn nhìn thấy một Sa Pa ẩn hiện giữa trời mây trắng. Mây Sa Pa thay đổi theo mùa, theo tháng, thậm chí theo từng ngày, từng giờ với nhiều dáng hình đa dạng.

2.2.1.2. Một số điểm du lịch nổi tiếng

* Phan Xi Păng

Hoàng Liên Sơn là dãy núi đá vôi trẻ, cao nhất Việt Nam, chạy dài từ cao nguyên Vân Nam xuống đến Hòa Bình, Yên Bái. Dãy núi này có rất nhiều đỉnh ở độ cao 3000m. Cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng. Đây là đỉnh núi có độ cao 3143m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Ngay từ đầu thế kỷ 20, khi vừa phát hiện và đặt chân đến Sa Pa, những người Pháp đã tìm đường leo lên đến đỉnh của ngọn núi có tên gọi Phan Xi Păng. Đầu tiên là những đoàn khảo sát địa hình, đo đạc bản đồ, các nhà nghiên cứu về địa chất, sinh thái và dân tộc học. Đỉnh cao 3143m được chính thức đo lần đầu tiên vào năm 1905. [5, tr.24] Sau đó, những sỹ quan người Pháp đến Sa Pa nghỉ an dưỡng nghe tiếng về một đỉnh cao trên dãy Hoàng Liên Sơn đã thuê người bản địa dẫn đường để khám phá và chinh phục. Nhưng chuyến du lịch lên Phan Xi Păng lần đầu tiên được tổ chức năm 1920. Trong tờ gấp quảng cáo du lịch Sa Pa in năm 1924 cũng có đề cập đến chương trình du lịch leo núi Phan Xi Păng. Hồi đó người ta dùng ngựa thồ hành lý, đồ ăn và dụng cụ leo núi, đến khi núi quá dốc, ngựa không thể leo được nữa thì đến lượt những người Mông thồ hàng lên. [4, tr.73 - 74] Năm 1960, một đoàn chuyên gia địa chất đến từ Ba Lan đã leo lên đến đỉnh núi, đặt lên đó chiếc trụ hình kim tự tháp bằng bê tông nhưng chiếc trụ này đã bị phá hủy bởi thời tiết khắc nghiệt. Năm 1984, một đoàn vận động viên leo núi của Nga và Đức đã chinh phục điểm cao và gắn lên đó một khối chóp nhọn bằng inox. Sau đó, theo dòng thời gian, nối tiếp những người đi trước, niềm đam mê chinh phục đó dồn lại ở những khách du lịch ngày nay. Người Việt Nam đầu tiên tìm lại đường lên Phan Xi Păng năm 1990, mở đường cho phong trào chinh phục Phan Xi Păng ngày nay là anh Nguyễn Thiện Hùng ở phố Cầu Mây, thị trấn Sa Pa. [5, tr.24] Chinh phục Phan Xi Păng là chinh phục đỉnh núi cao nhất Đông Dương, chinh phục những cảnh sắc nguyên sơ, tuyệt sắc mà không phải nơi nào cũng có, và quan trọng hơn là chinh phục chính bản thân mình. Vì vậy, Phan Xi Păng luôn là một đỉnh cao đầy lôi cuốn đối với những khách du lịch ưa mạo hiểm.

* VQG Hoàng Liên

VQG Hoàng Liên được thành lập ngày 12/07/2002. VQG có diện tích 29.845 ha, nằm bên sường đông của dãy Hoàng Liên Sơn, trải dài trên địa bàn các xã San Xả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa và một phần xã Mường Khoa thuộc huyện Than Uyên.

Hệ sinh thái của rừng còn nguyên thủy, đa dạng, và thay đổi rõ nét theo độ cao, bao gồm rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao cây lá rộng, rừng kín thường xanh á nhiệt đới, trảng trúc. Ngoài ra, do hoạt động khai thác gỗ hoặc đốt nương làm rẫy nên VQG còn có các hệ sinh thái khác như: rừng thứ sinh được phục hồi sau nương rẫy và nơi khai thác gỗ quá mức, trảng cây bụi.

Hệ thực vật: VQG Hoàng Liên có tới 2.024 loài cây thuộc 679 chi, 7 nhóm, có 32 loài qúy hiếm, 66 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng; trong đó có 7 loài thuộc ngành hạt trần trong 27 loài của cả nước được ghi vào sách đỏ. Các loài qúy hiếm có 2 loài của chi Taxus tìm thấy ở Phan Xi Păng, ngoài ra còn có các loài qúy hiếm khác như pơ mu, lãnh sam, liên lý, phong lan, rêu… VQG có đến 650 loại dược liệu, trong đó 250 loài cây thuốc. Nơi đây còn bảo tồn nhiều loài thực vật nhiệt đới cổ xưa qúy như dương xỉ, hoàng đàn, kim giao, đinh, tùng, mộc lan, chiếm 1/5 số họ của hệ thực vật VQG.

Hệ động vật: VQG có 610 loài thuộc khu hệ động thực vật Malaysia với 66 loài thú, 347 loài chim. Các loài qúy hiếm của VQG là vượn đen, voọc đen, chồn vàng, cầy gấm, cầy mực, cầy vằn, báo hoa mai, sơn dương, tê tê, rắn hổ chúa…

Với cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và hùng vĩ, với đa dạng sinh học cao, là nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật qúy hiếm VQG Hoàng Liên đã và đang là một điểm du lịch hấp dẫn đối với những khách du lịch ưa tìm hiểu và khám phá cuộc sống thiên nhiên. [21, tr.337 - 339]

* Thác Bạc

Thác Bạc là ngọn thác nằm cách thị trấn Sa Pa 12km. Thác cao gần 150m đổ từ đỉnh núi xuống dòng suối dưới thung lũng Ô Qui Hồ sau rồi nhập vào dòng suối

Mường Hoa để đổ ra sông Hồng. Thác cao, cuộn nước tung bọt trắng xóa nên dân địa phương gọi tên là Thác Bạc. Từ xa hàng km khách du lịch đã có thể nghe rõ tiếng ầm ào cuộn đổ và khi tận mắt chiêm ngưỡng thì khách du lịch ngỡ ngàng trước vẻ tráng lệ của dòng thác Bạc.

* Cầu Mây

Cầu Mây nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 17km là một chiếc cầu bắc qua con sông Mường Hoa. Cầu được làm bằng vật liệu mây và song mềm mại nhưng bền chắc và trụ cầu bằng thân cây cổ thụ. Đây là loại cầu độc đáo được tạo nên bằng vật liệu cổ xưa nhất của vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, mang dấu ấn rõ nét của tinh hoa văn hóa bản địa. Khi đến đây khách du lịch không chỉ được ngắm nhìn tạo tác độc nhất vô nhị của những người dân tộc thiểu số nơi đây mà còn được bập bềnh theo mỗi bước chân khi di chuyển trên cầu.

* Hang động Tả Phìn

Hang động Tả Phìn là hang động nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km, thuộc một nhánh núi đá vôi của dãy Hoàng Liên Sơn. Cửa hang rộng mở ra một lối đi thẳng xuống lòng hang sâu khoảng 30m so với cửa hang. Trong hang là một thế giới những tạo tác bằng đá long lanh màu ngọc bích với hình tượng những thiếu phụ bồng con, những nàng tiên, những mâm xôi khổng lồ, những cột nhà trắng mịn buông từ nóc xuống, đan thành những đường riềm uốn lượn. Những hình ảnh đó đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ thú chỉ bằng một nguyên liệu đá. Khách du lịch khi tham quan hang động không chỉ được khám phá một hang động bí ẩn với những truyền thuyết bí ẩn mà còn được chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên. Đó chính là dấu ấn khó quên đối với mỗi khách du lịch khi đã đặt chân đến đây.

* Cổng Trời

Cổng Trời là địa danh nằm ở ranh giới giữa Sa Pa và tỉnh Lai Châu. Đây là điểm cao nhất mà bằng đường bộ con người có thể đi tới để sở hữu một tầm nhìn lý tưởng vừa có thể ngắm Phan Xi Phăng phía trên vừa có thể ngắm thung lũng Ô Quy Hồ phía dưới để thâu nhận trọn vẹn cái khôn cùng của tạo hóa “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”.

* Thung lũng Mường Hoa

Thung lũng Mường Hoa là thung lũng rộng và đẹp nhất Sa Pa với những ngọn núi xanh mướt được bao bọc bởi những cuộn mây trắng xốp, những thảm ruộng bậc thang uốn lượn trải dọc theo dòng suối chảy trôi, những bản làng với những nóc nhà mộc mạc ẩn hiện sau bụi cây, khóm chuối… Tất cả những hình ảnh đó tạo nên một bức tranh thiên nhiên nguyên sơ và tuyệt sắc, khách du lịch khó có thể tìm thấy hình ảnh này lần thứ hai tại một nơi nào khác Sa Pa. Tham quan thung lũng Mường Hoa, khách du lịch không chỉ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên mà còn được khám phá văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

* Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng là ngọn núi cao 2000m, nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 2km về hướng nam. Người bản xứ gọi ngọn núi này là “Trongz ndâu jăngx” nghĩa là Núi Hàm Rồng. Đây là một khu du lịch nổi tiếng của Sa Pa với những bức tường đá khổng lồ, những hang động kỳ ảo, những sân mây trắng đất trắng trời, và đặc biệt Hàm Rồng là “thiên đường” của các loài hoa với muôn sắc, muôn màu, ngát hương như đào, mận, hồng, thảo mộc, phong lan, cẩm tú cầu… Đứng trên đỉnh Hàm Rồng khách du lịch có thể phóng tầm mắt ra xung quanh để thâu trọn nét khôi nguyên và hùng vĩ của tạo hóa hay chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Sa Pa mơ màng bên dưới lớp mây mờ huyền ảo.

* Bãi đá khắc cổ

Bãi đá khắc cổ là một khu di tích rộng khoảng 8km2 rải rác xen kẽ giữa những thửa ruộng bậc thang của thung lũng Mường Hoa, trải dài trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van. Bãi đá gồm hơn 200 hòn đá lớn nhỏ, to nhất là hòn đá dài 15m, cao 6m. Bãi đá khắc cổ này được nhà Đông Dương học nổi tiếng người Pháp gốc Nga Victor Goloubev phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925.

Những hình vẽ bí ẩn trên những phiến đá là dấu tích của nhiều tộc người sống ở nhiều thời đại khác nhau từ cư dân văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay 2300 - 3000 năm) đến cư dân dân tộc Mông đến định cư ở vùng đất này khoảng 200 năm về trước. Theo các nhà khoa học, hình khắc trên bãi đá cổ là một pho sách khổng lồ chứa đựng

những kiến thức, quan niệm của người xưa về thiên nhiên, miêu tả đời sống sinh hoạt của cộng đồng... được chạm khắc bằng hình ảnh và một loại văn tự cổ.

Tuy Sa Pa không phải là nơi duy nhất phát hiện ra các tảng đá khắc vì trên thế giới cũng có hàng chục điểm tương tự như vậy nhưng đối với Việt Nam, đây vẫn là một điều kỳ diệu, chứng tỏ con người từ xa xưa đã bám trụ vững vàng trên mặt đất, chế ngự thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Qua đó, có thể thấy được bàn tay, trí óc người Việt khi ấy đã khá phát triển, củng cố thêm nhận định của giới khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Từ năm 1994, Bộ Văn hóa - Thông tin nước ta đã xếp hạng bãi đá khắc cổ Sa Pa là "Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia", đưa vào danh mục bảo vệ, gìn giữ. Đến năm 1997, Chính phủ đã hoàn tất hồ sơ và đệ trình UNESCO xem xét, tiến tới công nhận bãi đá khắc cổ Sa Pa là "Di sản văn hoá thế giới". [37]

* Chợ Sa Pa

Từ xa xưa, khi người Pháp hay người Kinh chưa đặt chân đến vùng đất này thì chợ đối với đồng bào dân tộc nơi đây đã là một khái niệm quen thuộc. Chợ họp theo phiên, là không gian trao đổi hàng hóa giữa người này với người khác, tộc người này với tộc nguời khác. Từ các bản làng xa xôi, đồng bào mang đến chợ những lâm sản và sản phẩm tự làm hay tự trồng được. Nhưng chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà chợ còn là một không gian văn hóa mà ở đó người ta xuống chợ là để đi chơi chợ, hẹn hò, giao lưu, gặp gỡ. Vì vậy, chợ Sa Pa cũng là một minh chứng thể hiện nét văn hóa độc đáo của vùng đất. Chợ Sa Pa nằm ngay trung tâm thị trấn, nhưng không gian chợ không chỉ bó hẹp trong phạm vi chợ mà còn lan ra các vỉa hè trên phố, khu nhà thờ và khu vườn hoa. Ở đó người ta gặp gỡ, trao đổi hàng hóa, vui chơi, giao lưu thậm chí giao duyên với nhau thông qua các hoạt động múa hát. Chợ tình Sa Pa là một trong những điểm hấp dẫn tạo nên cái hồn cho thị trấn mờ sương này. Trai gái diện những bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất để hát giao duyên, để thể hiện tình cảm của mình với đối phương. Rất nhiều đôi đã nên vợ nên chồng từ những cuộc vui như thế này. Tuy nhiên, ngày nay, do tác động của hoạt động du lịch chợ tình Sa Pa theo ý nghĩa nguyên thủy dần bị mai một. Tối thứ

bảy hàng tuần, Sa Pa tổ chức giao lưu múa hát giữa các chàng trai, cô gái dân tộc nhưng đó chỉ là những màn biểu diễn của những diễn viên nghiệp dư, không những không tăng thêm giá trị của văn hóa tộc người Sa Pa mà còn làm biến dạng không gian chợ tình Sa Pa khi xưa.

* Nhà thờ đá Sa Pa

Nhà thờ đá nằm ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, cùng với sân vận động là nơi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)