Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 34)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

1.1.5.3. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương

Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và nhiều địa phương. Theo nguyên tắc, lợi ích từ du lịch phải được phân chia công bằng cho các bên tham gia là nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và một phần thuộc về chính quyền địa phương. Còn dân cư địa phương lại nhận được không nhiều từ du lịch, nếu có thì cũng chỉ là những chiếu cố không đáng kể. Nhìn chung, cuộc sống sản xuất, sinh hoạt và thu nhập của họ không có nhiều thay đổi khi du lịch phát triển.

Du lịch homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là đối với những gia đình chấp nhận khách lưu trú. Du lịch homestay tạo cơ hội cho cộng đồng trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch, trở thành chủ thể của hoạt động du lịch. Khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng, tham gia trải nghiệm một số hoạt động hàng ngày để qua đó khám phá về một nét văn hóa mới. Và chủ nhà là đối tượng được nhận thù lao cho những dịch vụ đó. Việc chi trả này mang tính kinh tế vì nó đem lại một khoản thu đáng kể cho chủ nhà mà nếu không có khách du lịch thì không có khoản thu này. Nhưng nó cũng mang tính nhân văn vì nó góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa và là sự thể hiện lòng cảm kích về tấm lòng và cách ứng xử của gia chủ đối với họ.

Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà mà còn đem lại doanh thu cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương cũng được hưởng lợi từ những dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên du lịch và xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hơn hết là phục vụ cuộc sống của cộng đồng. Vì vậy, lợi ích từ du lịch homestay không chỉ dành cho chủ nhà mà một phần cho cả cộng đồng.

Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cư địa phương - những người đã tạo ra và giữ gìn các tài nguyên du lịch hữu thể và vô thể qúy giá.

Đó cũng là việc tái phân chia lợi nhuận một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm chủ thể.

Do những lợi ích thiết thực mà du lịch mang lại, dân cư địa phương ý thức sâu sắc trong việc khai thác, bảo tồn các tài nguyên du lịch của địa phương mà họ biết rằng nó sẽ đem lại lợi ích trước hết cho bản thân họ. Từ đó, tài nguyên du lịch địa phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương.

1.1.5.4. Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao nhận thức cho người dân địa phương

Với đặc trưng loại hình, khách du lịch khi tham gia du lịch homestay được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa. Khoảng cách giữa chủ và khách trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch không còn là khách thể mà thật sự được nhập vai trở thành một thành viên của gia đình chủ nhà và hòa nhập vào nền văn hóa của nơi đến để khám phá những giá trị truyền thống mang nét bản sắc đặc trưng của dân cư bản địa.

Tuy nhiên, đây không phải là một quá trình tiếp xúc một chiều mà là một mối quan hệ tương tác hai chiều. Chủ nhà trong quá trình đón khách cũng tiếp cận và học hỏi được những nét văn hóa của khách du lịch. Mỗi khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau lại có những nét văn hóa khác nhau và đó trở thành một kho tàng để chủ nhà và các thành viên trong cộng đồng có cơ hội học hỏi và khám phá.

Như vậy, du lịch homestay gắn kết những con người với những nền văn hóa khác biệt thành một sự thống nhất trong đa dạng. Trong quá trình giao lưu, chủ và khách cùng thể hiện những nét bản sắc mang đặc trưng văn hóa tộc người, từ đó, mỗi bên lại học hỏi được những nét văn hóa khác của các tộc người khác nhằm làm phong phú thêm vốn văn hóa truyền thống.

Cộng đồng địa phương trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ giao lưu về văn hóa mà còn tiếp cận được cuộc sống văn minh, học hỏi được những kinh nghiệm từ khách du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng tranh thủ và kế thừa được lợi ích và tri thức từ những chương trình hỗ trợ nhằm phát triển du lịch homestay của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về môi trường, vệ sinh, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ... Nhận thức của cộng đồng địa

phương được cải thiện và nâng cao. Những vấn đề về môi trường, sức khỏe, giáo dục ngày càng được cộng đồng coi trọng và quan tâm đầu tư. Chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao khiến cuộc sống của cộng đồng ngày càng được cải thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)