Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 78)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.2.4.1.Chính quyền địa phương

Tháng 10 năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, tỉnh đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Mặc dù còn nhiều khó khăn của một tỉnh mới thành lập nhưng tỉnh đã mạnh dạn đầu tư một số vốn đáng kể để khôi phục và phát triển du lịch, mà trọng điểm là Sa Pa. Du lịch phải được chú trọng đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năng động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch nhân văn.

Trong bản quy hoạch du lịch Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010 định hướng 2020, chính quyền địa phương đã quyết tâm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó tỉnh chủ trương: Phát triển một ngành du lịch chất lượng bền vững, hướng tới thị trường khách có thu nhập cao, đồng thời hạn chế về số lượng để đi vào phát triển về chất lượng nhằm giảm thiểu tác động của du lịch tới môi trường, cảnh quan và xã hội. Phát triển du lịch bền vững phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Phát triển du lịch phải kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao, đặc biệt cần phát triển du lịch với sự tham gia năng động của tất cả các thành phần kinh tế, với sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng địa phương và mang lại lợi ích cho chính cộng đồng nơi phát triển du lịch đó.

Từ đó, bản quy hoạch đã đề ra chiến lược sản phẩm như sau: Với bản sắc truyền thống dân tộc rất phong phú đặc sắc, đặc biệt là truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán... Do đó sản phẩm du lịch độc đáo trước hết chính là sản phẩm du lịch văn hoá các dân tộc vùng cao, việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng các dân tộc nhằm khai thác nét đặc trưng văn hoá đảm bảo tính khác biệt trong sản phẩm du lịch bởi văn hoá là yếu tố căn bản để thu hút và hấp dẫn nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau. [15]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 78)