7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
4.3.6. Kiến nghị đối với khách du lịch
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
- Tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, khách du lịch muốn khám phá, tìm hiểu một lĩnh vực hay một hiện vật phải xin phép và có sự đồng ý của người dân địa phương.
- Tránh những hành vi ứng xử lộ liễu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của bản làng
- Có thái độ thân thiện, lịch sự với chủ nhà và cộng đồng địa phương - Mua và tiêu dùng những sản phẩm của cộng đồng địa phương - Không cho qùa và cho tiền người dân
- Tư vấn, phản hồi với công ty lữ hành và chủ nhà về chất lượng sản phẩm - Giới thiệu, tuyên truyền cho những người thân quen về sản phẩm du lịch homestay ở Sa Pa.
Tiểu kết chƣơng 4
Chương 4 đã đề ra định hướng phát triển loại hình du lịch homestay ở Sa Pa từ đó xây dựng những giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện để phát triển loại hình du lịch homestay ở Sa Pa.
Để vừa phát triển du lịch homestay vừa đảm bảo những mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội thì Sa Pa cần phát triển theo hướng bền vững. Quan điểm bền vững là một quan điểm tiến bộ vừa đáp ứng được sự tiêu dùng của thế hệ hiện tại vừa đảm bảo nhu cầu cho thế hệ tương lai. Để làm được điều đó đòi hỏi các chủ thể phải có sự kết hợp hài hòa để chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khai thác tối ưu các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và bảo tồn môi trường tự nhiên và văn hóa truyền thống.
Du lịch homestay là một loại hình du lịch mới tại Sa Pa nên để khai thác hiệu quả các điều kiện cần có một hệ thống giải pháp, trong đó cần tập trung vào nhóm giải pháp tăng cường sự quản lý của nhà nước, xây dựng quy hoạch hợp lý và chiến lược sản phẩm cụ thể, tăng cường hoạt động xúc tiến kết hợp chặt chẽ với việc bảo tồn tài nguyên du lịch.
Một số kiến nghị đối với tất cả các chủ thể tham gia hoạt động du lịch homestay ở Sa Pa là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương, các hộ kinh doanh du lịch homestay, cộng đồng địa phương và khách du lịch được đề cập nhằm định hướng và đảm bảo một sự phát triển bền vững của loại hình du lịch homestay trong tương lai.
KẾT LUẬN
Người Roma có câu: “Sống ở Roma hãy hành xử như người Roma”, còn người Việt lại có câu: “Nhập gia tùy tục”. Con đường ngắn nhất và dễ nhất để cảm nhận văn hóa bản địa chính là nhập vai trở thành một người bản địa. Du lịch homestsay ra đời và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá những giá trị văn hóa bản địa. Đó chính là đặc trưng loại hình của du lịch homestay. Khách du lịch không còn là khách thể đứng từ xa ngắm nhìn mà đã trở thành chủ thể của nơi đến để hòa nhập vào không gian của tự nhiên và văn hóa bản địa, trở thành một người bản địa để cảm nhận chân thực và trọn vẹn những nét văn hóa truyền thống.
Sa Pa là một địa phương có đầy đủ điều kiện phát triển du lịch homestay. Thế mạnh của Sa Pa chính là lịch sử phát triển lâu đời của một điểm du lịch mang khí hậu mát mẻ của châu Âu nhưng đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi bên dãy Hoàng Liên Sơn. Sa Pa được mệnh danh là vùng đất đa sắc tộc với sự quần cư của nhiều tộc người. Trong đó, mỗi một tộc người lại là một ẩn số văn hóa hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá. Những lễ hội truyền thống và những phong tục tập quán trong ăn, mặc, ở, đi lại, lao động sản xuất là những tài sản được cộng đồng địa phương lưu giữ qua nhiều thế hệ và được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, khách du lịch tham gia du lịch homestay luôn được trải nghiệm và cảm nhận những nét văn hóa bản địa đậm đà bản sắc truyền thống tộc người.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch của Sa Pa từng bước được chú trọng đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản phẩm du lịch cộng đồng nói chung và sản phẩm du lịch homestay nói riêng. Nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay mặc dù còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ nhưng là những người chủ nhà chất phác, hiếu khách và am hiểu truyền thống văn hóa bản địa, là ví dụ điển hình của văn hóa bản địa. Hơn nữa, du lịch homestay còn được sự ủng hộ và hậu thuẫn tích cực từ phía chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, công ty lữ hành và khách du lịch.
Tuy nhiên, Sa Pa hội đủ những điều kiện phát triển phong phú nhưng du lịch homestay vẫn chưa thực sự được phát triển theo nghĩa loại hình. Hoạt động du lịch homestay hiện nay tại Sa Pa mới chỉ dừng lại là một hoạt động thành phần của chương trình du lịch tham quan làng bản nghĩa là trong chương trình du lịch tham quan làng bản có hoạt động nghỉ homestay. Mặc dù hoạt động nghỉ homestay đã thu hút và hấp dẫn đông đảo khách du lịch nhưng du lịch homestay vẫn chưa được tổ chức rộng rãi để trở thành một loại hình du lịch độc lập tại Sa Pa.
Để du lịch homestay phát triển đúng hướng tương xứng với tiềm năng của địa phương thì phải có những giải pháp ngắn hạn và dài hạn đối với các đối tượng, các cấp ngành liên quan. Người dân địa phương, chính quyền địa phương và công ty lữ hành cần tập trung đầu tư xây dựng chương trình du lịch homestay hoàn chỉnh và xúc tiến quảng bá để du lịch homestay ở đây thực sự trở thành một loại hình du lịch độc lập, tương xứng với điều kiện phát triển du lịch homestay của địa phương. Thực tế đòi hỏi các chủ thể phải hợp tác để có những biện pháp hữu hiệu trong việc thành lập Hiệp hội nhằm hỗ trợ người dân tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm du lịch homestay, liên kết với các công ty du lịch trong việc thu hút khách, điều phối hợp lý lượng khách du lịch đến các nhà nghỉ để đảm bảo công bằng những lợi ích từ du lịch homestay đến cộng đồng địa phương.
Phát triển du lịch homestay theo hướng bền vững là một nhiệm vụ cần làm và phải làm nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương tại Sa Pa. Trong tương lai không xa, khi nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao về những sản phẩm du lịch chuyên biệt thì hoạt động du lịch homestay ở Sa Pa sẽ dần khẳng định được yếu tố và thế mạnh loại hình để ngang hàng với các loại hình du lịch thế mạnh khác của Sa Pa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Công an huyện Sa Pa (2007), Báo cáo về một số chỉ tiêu thống kê toàn huyện. 3. Đảng bộ huyện Sa Pa, Chương trình phát triển văn hóa - xã hội giai
đoạn 2006 - 2010.
4. Phạm Hoàng Hải (2003), Sa Pa giữa trời mây trắng, NXB Chính trị quốc gia. 5. Phạm Hoàng Hải (2004), Du lịch Sa Pa - cẩm nang lữ hành, Trung tâm
thông tin và dịch vụ du lịch Sa Pa.
6. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch với dân tộc
thiểu số ở Sa Pa, NXB Văn hóa dân tộc.
7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Huy (chủ biên) (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục.
9. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề
về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
10. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2006), Báo cáo hoạt động Thương mại - Du lịch năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007.
11. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2007), Báo cáo hoạt động Thương mại - Du lịch năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
12. Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa (2008), Báo cáo tình hình
hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa.
13. Võ Quế (chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng
(Tập 1), NXB Khoa học và kỹ thuật.
14. Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai (2006), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai.
15. Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai, Quy hoạch phát triển du lịch giai
đoạn 2005 - 2010 định hướng 2020.
16. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Tổng cục Du lịch (2005), Luật du lịch.
18. Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở
nhà dân, Đề tài nghiên cứu cấp bộ.
19. Lê Anh Tuấn (2008), “Du lịch nông thôn - định hướng phát triển ở Việt Nam”, Tạp chíDu lịch Việt Nam (2/2008),tr.32 - 33, tr.71.
20. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1999), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục.
22. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. 23. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, Đề án phát triển văn hóa giai đoạn 2006-2010. 24. Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa, Quy chế tạm thời quản lý các tuyến du
lịch làng bản trên địa bàn huyện Sa Pa.
TIẾNG ANH
25. IUCN Vietnam (1997), Capacity - Buiding for sustainable tourism
initiatives, Project Outline.
26. Mark Grindley (1997), Preliminary study of tourism in and around
Sapa, Lao Cai.
27. Jean Michaud (1998), Observations on tourism in Sa Pa district, with special attention paid to ethnic minorities.
28. Michael Di Gregorio, Pham Thi Quynh Phuong, Minako Yasui (1996),
The growth and impact of tourism in Sa Pa, Center for natural resources
INTERNET
29. Vũ Hào (2008), Du lịch “homestay”, http://www.vtv.vn
30. Nguyễn Khánh Linh (2005), Du lịch homestay ở Bản Hồ, http://www.vietbao.vn
31. Minh Phúc (2007), Du lịch kiểu homestay, http://www.tuoitre.com.vn 32. Nhóm phóng viên (2006), Chương trình du lịch bền vững vì người
nghèo, http://www.vietnamtourism.gov.vn
33. Nhóm phóng viên (2003), Du lịch homestay ở Việt Nam, http://www.vnexepress.net
34. Nhóm phóng viên (2007), Du lịch “ba cùng” ở Sa Pa,
http://www.mangdulich.com
35. Nhóm phóng viên (2007), Khai thác hiệu quả du lịch homestay - hướng
phát triển du lịch bền vững, http://www.dangcongsan.vn
36. Trang thông tin của http://www.chinet.org
37. Trang thông tin về Lào Cai http://www.laocai.gov.vn 38. Trang thông tin về Sa Pa http://www.sapatourism.info.vn 39. Trang thông tin của http://www.vi.wikipedia.org
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng xử lý số liệu phiếu điều tra ... I Phụ lục 2. Một số văn bản liên quan đến du lịch homestay ở Sa Pa ... XIV Phụ lục 3. Một số hình ảnh về hoạt động du lịch homestay ở Sa Pa .... XXVII
PHỤ LỤC 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC
HỌC VIÊN CAO HỌC: LÊ THỊ HIỀN THANH
***********************
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH
Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch sẽ được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa. Đây là một loại hình du lịch mới đang được quan tâm phát triển tại Sa Pa (Lào Cai). Việc nghiên cứu nhằm phát triển bền vững loại hình này là một việc cần thiết. Phiếu điều tra nhằm nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch về loại hình du lịch này tại Sa Pa (Lào Cai). Chúng tôi cam kết rằng thông tin mà ông (bà) cung cấp sẽ được xử lý và báo cáo phục vụ cho công trình khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của ông (bà).
Ông (bà) sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất và tích () vào ô trống. 1. Chuyến du lịch của ông (bà) nhằm mục đích gì?
Tham quan, nghỉ dưỡng
Trekking tour
Du lịch homestay
Khác
2. Điều gì hấp dẫn ông (bà) tại Sa Pa?
Khí hậu mát mẻ, trong lành
Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú
Đỉnh Phan Xi Păng
Văn hóa truyền thống giàu bản sắc của các dân tộc
3. Ông (bà) có biết loại hình du lịch homestay tại Sa Pa không?
Có
Không
4. Ông (bà) có muốn tham gia loại hình du lịch homestay tại Sa Pa không?
Rất sẵn sàng
Còn phải suy nghĩ
5. Khi tham gia du lịch homestay Sa Pa, ông (bà) sẽ:
Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống
Tránh tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống
Không quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
6. Khi tham gia du lịch homestay Sa Pa ông (bà) muốn tìm hiểu yếu tố gì?
Cảnh quan xung quanh bản làng
Sinh hoạt cộng đồng
Kiến trúc nhà ở
Trang phục truyền thống
Phong tục tập quán
Tính cách, quan hệ ứng xử của người dân bản địa
7. Ông (bà) muốn chủ nhà và các thành viên trong gia đình coi như:
Khách qúy
Khách ở trọ
Thành viên thực sự
8. Khi tham gia du lịch homestay Sa Pa, phương thức sinh hoạt mà ông bà mong muốn:
Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt
Chỉ chia sẻ không gian ở
Xin ông (bà) cho biết một số thông tin cá nhân sau đây:
Họ và tên:………... Tuổi:………..Nam/nữ:………... Nghề nghiệp: ………... Địa chỉ: (quận/huyện, tỉnh/thành phố)………...
BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU
PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH
Số lượng: 60 (khách du lịch quốc tế: 40, khách du lịch nội địa: 20)
CH 1 Chuyến du lịch của ông (bà) nhằm mục đích gì? Kết
quả Tỷ lệ (%)
Trả lời
Tham quan, nghỉ dưỡng 52 87
Trekking tour 6 10
Du lịch homestay 2 3
Khác 0 0
CH 2 Điều gì hấp dẫn ông (bà) tại Sa Pa? Kết
quả
Tỷ lệ (%)
Trả lời
Khí hậu mát mẻ, trong lành 22 37 Cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, kỳ thú 18 30
Đỉnh Phan Xi Păng 4 7
Văn hóa truyền thống giàu bản sắc của các dân tộc 16 26
CH 3 Ông (bà) có biết loại hình du lịch homestay tại Sa Pa không? Kết quả Tỷ lệ (%) Trả lời Có 42 70 Không 18 30
CH 4 Ông (bà) có muốn tham gia loại hình du lịch homestay tại Sa Pa không?
Kết quả Tỷ lệ (%) Trả lời Rất sẵn sàng 38 63 Còn phải suy nghĩ 14 23 Không 8 13
CH 5 Khi tham gia du lịch homestay Sa Pa, ông (bà) sẽ: Kết quả
Tỷ lệ (%)
Trả lời
Tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống 55 92 Tránh tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống 5 8 Không quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa
truyền thống
CH 6 Khi tham gia du lịch homestay Sa Pa ông (bà) muốn tìm hiểu yếu tố gì?
Kết quả
Tỷ lệ (%)
Trả lời
Cảnh quan xung quanh bản làng 11 18 Sinh hoạt cộng đồng 13 22
Kiến trúc nhà ở 5 8
Trang phục truyền thống 7 12 Phong tục tập quán 16 27 Tính cách, quan hệ ứng xử của người dân bản địa 8 13
CH 7 Ông (bà) muốn chủ nhà và các thành viên trong gia đình coi nhƣ: Kết quả Tỷ lệ (%) Trả lời Khách qúy 27 45 Khách ở trọ 4 7 Thành viên thực sự 29 48
CH 8 Khi tham gia du lịch homestay Sa Pa, phƣơng thức sinh hoạt mà ông bà mong muốn:
Kết
quả Tỷ lệ (%)
Trả lời Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt 47 78 Chỉ chia sẻ không gian ở 13 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN