Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 132)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

4.3.1.Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

* Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ, Tổng cục

- Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ cụ thể, công nhận loại hình du lịch homestay để tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và những người làm du lịch homestay có thể chính thức ký kết hay hợp tác đầu tư với các đối tác.

- Xây dựng và thực thi các quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động quốc gia có gắn kết du lịch homestay Sa Pa nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình du lịch này tại Sa Pa.

- Nghiên cứu, hướng dẫn và chỉ đạo việc khai thác thị trường mục tiêu cho du lịch homestay Sa Pa, từ đó tạo ra những sản phẩm và thực hiện những chiến lược quảng bá xúc tiến sản phẩm phù hợp với thị trường đó.

- Tiến hành quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch homestay Sa Pa bằng nhiều phương tiện khác nhau như hội chợ, hội thảo, triển lãm, ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên internet, quảng cáo trên TV…

- Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các bản làng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của du lịch homestay và đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bản địa.

- Liên kết, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm của họ trong việc phát triển du lịch homestay.

- Xây dựng những chính sách, quy định, quy chế nhằm bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch.

* Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương

- Thực thi nghiêm chỉnh những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với loại hình du lịch homestay, tạo ra cơ chế thông thoáng và thuận lợi cho các chủ thể tham gia kinh doanh du lịch homestay.

- Tiến hành quy hoạch những khu vực có khả năng phát triển du lịch homestay vừa đảm bảo tạo ra những sản phẩm du lịch homestay độc đáo, mang đậm sắc thái tộc người vừa góp phần nâng cao đời sống người dân lại vừa giảm thiểu những tác động của du lịch homestay đến cộng đồng bản địa.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch homestay tại địa phương như vấn đề an ninh, an toàn cho khách du lịch, lượng khách, chất lượng sản phẩm…

- Hợp tác, liên kết với các tổ chức phi chính phủ nhằm tranh thủ vốn, kinh nghiệm trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, dự án phát triển cộng đồng, dự án xóa đói giảm nghèo…

- Nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu từ đó, tư vấn cho cấp trên và chỉ đạo chính quyền địa phương và chủ nhà homestay cách thức tạo ra sản phẩm và cách thức xúc tiến quảng bá để phù hợp với thị trường mục tiêu đó.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch homestay tại thôn bản

- Kết hợp với các cơ sở đào tạo tập huấn cho đội ngũ nhân lực trong du lịch homestay về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ và ngoại ngữ

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của du lịch homestay trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng cũng khuyến cáo người dân khi đăng ký kinh doanh du lịch homestay không nên coi đây là nguồn thu chính của gia đình mà vẫn phải duy trì và đảm bảo sản xuất truyền thống.

- Ban hành những quy định, quy chế nhằm bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, trong đó khuyến khích việc khôi phục những giá trị văn hóa truyền thống. - Tiến hành hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch homestay tại các hội chợ, triển lãm, hội thảo, trang web du lịch. Bổ sung kịp thời các thông tin về du lịch homestay và sản phẩm du lịch homestay trên trang web của trung tâm xúc tiến và du lịch huyện Sa Pa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 132)