7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
1.1.4.2. Du lịch homestay và du lịch cộng đồng
* Du lịch cộng đồng:
- Khái niệm du lịch cộng đồng:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào những giá trị tự nhiên và nhân văn của cộng đồng địa phương với sự tham gia tích cực và chủ động của người dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng đồng.
Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương. [13, tr.46]
Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên. [13, tr.51]
- Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng:
Đối với du lịch, du lịch cộng đồng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch
Đối với cộng đồng, du lịch cộng đồng phân chia một cách công bằng lợi ích từ hoạt động du lịch cho các chủ thể tham gia, trong đó có cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời cả cộng đồng cũng được hưởng lợi từ sự đóng góp của hoạt động du lịch vào môi trường, kinh tế - xã hội và văn hóa địa phương. [13, tr.54 - 56]
- Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của địa phương. Cộng đồng địa phương là chủ thể quan trọng có vai trò chủ động và tích cực trong việc cung cấp các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Du lịch cộng đồng phải đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương trong tất cả các lĩnh vực môi trường, kinh tế - xã hội và văn hóa.
- Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng:
Du lịch cộng đồng chỉ được phát triển trong điều kiện điểm đến có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, nguyên sơ và tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, đặc sắc. Đồng thời, cộng đồng địa phương phải sở hữu những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà đặc trưng tộc người và đặc biệt họ phải có nhận thức trách nhiệm đúng đắn về phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên. Bên cạnh đó, để phát triển du lịch cộng đồng thì sự hỗ trợ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ về tài chính và kinh nghiệm, sự hỗ trợ của các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch là rất quan trọng.
* So sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng:
Bảng 1.3. Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng
Tiêu chí Du lịch homestay Du lịch cộng đồng
Tài nguyên
Chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa
Dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa
Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa
Khai thác và bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa
Đối tượng tham quan
Nhà dân và một phần tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của điểm đến
Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của điểm đến
Lưu trú Ở nhà dân Ở nhà dân hoặc không Hướng dẫn
viên
Chủ nhà có vai trò như một hướng dẫn viên không chuyên
Vai trò của hướng dẫn viên rất quan trọng
Lợi ích Chủ nhà và một phần lợi ích cộng đồng
Lợi ích toàn bộ cộng đồng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Theo bảng 1.3, xét trên phương diện loại hình, mục tiêu, đối tượng tham quan hay lợi ích thì du lịch homestay là một bộ phận của du lịch cộng đồng. Nếu như du lịch cộng đồng là loại hình du lịch khai thác và đảm bảo lợi ích cho cả cộng
đồng thì du lịch homestay là loại hình du lịch khai thác một phần giá trị của cộng đồng nhưng đảm bảo lợi ích cho một bộ phận cộng đồng về mặt kinh tế và đảm bảo lợi ích cho cả cộng đồng về mặt môi trường, văn hóa, xã hội. Như vậy, du lịch homestay là một bộ phận của du lịch cộng đồng.