7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
1.1.5.1. Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch
Tại nhiều quốc gia, nhiều địa phương, tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc nhưng lượng khách du lịch tham quan ít ỏi, mà nếu có thì thời gian lưu trú không lâu. Nguyên nhân không phải do độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch hay sự tiện nghi của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch mà là do khách du lịch chưa được tạo các điều kiện tốt nhất để tìm hiểu, khám phá những tài nguyên du lịch đó. Các loại hình du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa xứng tầm với tài nguyên du lịch và càng không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Làm thế nào để đa dạng hóa các loại hình du lịch, khai thác tối ưu và thể hiện trọn vẹn độ hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để thu hút khách du lịch là một bài toán không đơn giản và cũng không phải địa phương nào cũng làm được và làm tốt.
Du lịch homestay ra đời và phát triển đã góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương. Không chỉ dừng lại ở đó, homestay còn là một loại hình du lịch hấp dẫn đông đảo khách du lịch. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị tự nhiên đa dạng và giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. [1, tr.248 - 249]
Du lịch homestay gắn kết những con người khác nhau về không gian hay văn hóa, giúp con người thêm gắn bó, gần gũi nhau để từ đó hiểu mình và hiểu người hơn. Khách du lịch sẽ tự mình khám phá những điều tưởng như giản dị mà thú vị trong một cuộc sống thường nhật mà hướng dẫn viên không phải lúc nào cũng có cơ hội giúp họ tìm hiểu. Họ sẵn sàng sống trong những gia đình bản địa để khám phá về lối sống, phong tục tập quán mới lạ, thú vị, độc đáo của nơi đến.
1.1.5.2. Giáo dục hiệu quả ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch
Cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia đang chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp, công nghiệp sang kinh tế dịch vụ. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ dân thành thị tăng lên hàng ngày. Điều này khiến chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là không gian xanh ngày càng bị
thu hẹp, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, tiềm ẩn những nguy cơ, hậu quả khó lường. Không chỉ có vậy, quá trình toàn cầu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống bị mai một, bản sắc văn hóa bị phai mờ, những phong tục, tập quán tốt đẹp được gìn giữ bao đời có nguy cơ biến mất.
Bên cạnh đó, do những lợi nhuận trước mắt mà các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn bị khai thác một cách cạn kiệt mà không có kế hoạch phục hồi, tôn tạo hợp lý. Việc xây dựng và phát triển những loại hình du lịch mang tính bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái thì du lịch homestay là một loại hình du lịch vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo tính bền vững cho tài nguyên du lịch.
Du lịch homestay là loại hình du lịch tạo ra công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương nên để thu lợi từ du lịch homestay họ phải hạn chế những hoạt động kinh tế cùng khai thác một loại tài nguyên. Bên cạnh đó, du lịch homestay phát triển tác động đến nhận thức của chính quyền và cộng đồng địa phương về việc bảo tồn tài nguyên du lịch vì yếu tố hấp dẫn khách du lịch không phải là những tiện nghi hiện đại mà chính là môi trường tự nhiên trong lành, môi trường văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống. Những lợi ích cụ thể và thiết thực mà du lịch đem lại đã thúc đẩy người dân địa phương bảo vệ, gìn giữ những tài sản qúy giá đó bởi đó chính là thu nhập, là tương lai của họ. Họ ý thức hơn trong việc khai thác hay tôn tạo các tài nguyên du lịch vì nó sẽ mang lại lợi ích trước hết cho chính bản thân họ.
Đối với khách du lịch thì việc cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa giúp họ cảm nhận sâu sắc những giá trị của tài nguyên. Khách du lịch không còn là khách thể mà đã trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội của nơi đến. Đó là con đường ngắn nhất và đơn giản nhất để khách du lịch tìm ra chìa khóa giải mã các nền văn hóa mới lạ của những vùng đất họ đã đến và đã qua. Những hiểu biết đó sẽ giúp khách du lịch trân trọng và bảo tồn các giá trị tài nguyên.
1.1.5.3. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương
Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và nhiều địa phương. Theo nguyên tắc, lợi ích từ du lịch phải được phân chia công bằng cho các bên tham gia là nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và một phần thuộc về chính quyền địa phương. Còn dân cư địa phương lại nhận được không nhiều từ du lịch, nếu có thì cũng chỉ là những chiếu cố không đáng kể. Nhìn chung, cuộc sống sản xuất, sinh hoạt và thu nhập của họ không có nhiều thay đổi khi du lịch phát triển.
Du lịch homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là đối với những gia đình chấp nhận khách lưu trú. Du lịch homestay tạo cơ hội cho cộng đồng trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch, trở thành chủ thể của hoạt động du lịch. Khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng, tham gia trải nghiệm một số hoạt động hàng ngày để qua đó khám phá về một nét văn hóa mới. Và chủ nhà là đối tượng được nhận thù lao cho những dịch vụ đó. Việc chi trả này mang tính kinh tế vì nó đem lại một khoản thu đáng kể cho chủ nhà mà nếu không có khách du lịch thì không có khoản thu này. Nhưng nó cũng mang tính nhân văn vì nó góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa và là sự thể hiện lòng cảm kích về tấm lòng và cách ứng xử của gia chủ đối với họ.
Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà mà còn đem lại doanh thu cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sung phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương cũng được hưởng lợi từ những dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên du lịch và xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hơn hết là phục vụ cuộc sống của cộng đồng. Vì vậy, lợi ích từ du lịch homestay không chỉ dành cho chủ nhà mà một phần cho cả cộng đồng.
Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cư địa phương - những người đã tạo ra và giữ gìn các tài nguyên du lịch hữu thể và vô thể qúy giá.
Đó cũng là việc tái phân chia lợi nhuận một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm chủ thể.
Do những lợi ích thiết thực mà du lịch mang lại, dân cư địa phương ý thức sâu sắc trong việc khai thác, bảo tồn các tài nguyên du lịch của địa phương mà họ biết rằng nó sẽ đem lại lợi ích trước hết cho bản thân họ. Từ đó, tài nguyên du lịch địa phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
1.1.5.4. Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao nhận thức cho người dân địa phương
Với đặc trưng loại hình, khách du lịch khi tham gia du lịch homestay được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa. Khoảng cách giữa chủ và khách trở nên gần gũi, gắn bó. Khách du lịch không còn là khách thể mà thật sự được nhập vai trở thành một thành viên của gia đình chủ nhà và hòa nhập vào nền văn hóa của nơi đến để khám phá những giá trị truyền thống mang nét bản sắc đặc trưng của dân cư bản địa.
Tuy nhiên, đây không phải là một quá trình tiếp xúc một chiều mà là một mối quan hệ tương tác hai chiều. Chủ nhà trong quá trình đón khách cũng tiếp cận và học hỏi được những nét văn hóa của khách du lịch. Mỗi khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau lại có những nét văn hóa khác nhau và đó trở thành một kho tàng để chủ nhà và các thành viên trong cộng đồng có cơ hội học hỏi và khám phá.
Như vậy, du lịch homestay gắn kết những con người với những nền văn hóa khác biệt thành một sự thống nhất trong đa dạng. Trong quá trình giao lưu, chủ và khách cùng thể hiện những nét bản sắc mang đặc trưng văn hóa tộc người, từ đó, mỗi bên lại học hỏi được những nét văn hóa khác của các tộc người khác nhằm làm phong phú thêm vốn văn hóa truyền thống.
Cộng đồng địa phương trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ giao lưu về văn hóa mà còn tiếp cận được cuộc sống văn minh, học hỏi được những kinh nghiệm từ khách du lịch. Bên cạnh đó, cộng đồng cũng tranh thủ và kế thừa được lợi ích và tri thức từ những chương trình hỗ trợ nhằm phát triển du lịch homestay của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ về môi trường, vệ sinh, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ... Nhận thức của cộng đồng địa
phương được cải thiện và nâng cao. Những vấn đề về môi trường, sức khỏe, giáo dục ngày càng được cộng đồng coi trọng và quan tâm đầu tư. Chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao khiến cuộc sống của cộng đồng ngày càng được cải thiện.
1.1.6. Điều kiện phát triển du lịch homestay
1.1.6.1. Điều kiện về chính sách, pháp luật
Chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng. Bất cứ một sự xáo trộn chính trị nào, dù lớn hay nhỏ cũng là vấn đề rất nhạy cảm đối với hoạt động du lịch. Chính trị là một trong những yếu tố khách du lịch quan tâm hàng đầu khi đến tham quan một đất nước, đặc biệt là đối với loại hình du lịch homestay khi khách du lịch không chỉ tham quan một đất nước, một vùng đất mà còn cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người bản địa. Vì vậy, khách du lịch yêu cầu một môi trường chính trị ổn định, xã hội an toàn và họ chỉ đi du lịch khi thật sự an tâm rằng mình được bảo vệ. Một quốc gia hay một vùng muốn phát triển du lịch homestay thì trước hết phải chứng minh và khẳng định sự ổn định về chính trị, an toàn về xã hội mới có thể thu hút được khách du lịch.
Hệ thống chủ trương, chính sách tạo nên những tiền đề vững chắc để định hướng sự phát triển bền vững của du lịch homestay. Ngay cả giai đoạn đầu khi du lịch homestay mới chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính riêng lẻ, tự phát hay giai đoạn sau khi du lịch homestay đã được định hình rõ nét thì một chính sách phát triển phù hợp sẽ tạo động lực mạnh mẽ để du lịch homestay phát triển đúng hướng, đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường bền vững cho cộng đồng địa phương và các chủ thể khác. Một chính sách phù hợp là một chính sách định hướng du lịch homestay phát triển theo hướng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khai thác tối ưu các tài nguyên du lịch và đem lại lợi nhuận tối ưu cho tất cả các chủ thể tham gia.
Hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Để hoạt động du lịch homestay đạt hiệu quả cao về nhiều mặt cần một hệ thống pháp luật kiểm soát và hỗ trợ phát triển. Du lịch homestsay do đặc thù riêng nên
mối quan hệ giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương khá gần gũi. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật để duy trì an ninh, an toàn trong du lịch homestay là một yêu cầu cần thiết nhằm tạo ra những chuẩn mực hành vi để các bên tham gia tự điều chỉnh cho phù hợp với khuôn phép đảm bảo một sự phát triển bền vững.
1.1.6.2. Điều kiện về không gian
Để du lịch homestay phát triển thì phải có không gian để tổ chức thực hiện. Không gian của du lịch homestay bao gồm không gian vùng và không gian nhà. Hai không gian này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Không gian vùng bao hàm không gian nhà hay nói cách khác, không gian nhà là yếu tố cấu thành không gian vùng. Hai không gian này bổ trợ và làm nổi bật giá trị của nhau. Du lịch homestay phát triển phải có sự kết hợp hài hòa của hai không gian này. Nếu không gian vùng hấp dẫn mà không gian nhà đơn điệu hay ngược lại, không gian nhà độc đáo mà không gian vùng sơ sài thì rất khó thu hút khách du lịch.
* Không gian vùng
Trước hết, vùng phải là môi trường sống an toàn, không tiềm tàng các nguy cơ, sự cố thiên tai như lũ quét, nhiễm xạ… Bên cạnh đó, không khí trong lành cũng là một trong những điều kiện quy định cho không gian vùng. Môi trường sống phải đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường thể hiện ở nguồn nước sạch, chuồng trại gia súc xa nhà…
Thứ hai, cảnh quan sạch đẹp, mang đậm sắc thái vùng. Thành thị phải khác với nông thôn, làng đồng bằng phải khác với làng miền núi, làng người Thái phải khác làng người Mông. Cảnh quan phải có những đặc trưng riêng. Đặc trưng này được thể hiện ở cấu trúc không gian vật chất của vùng: đường xá, không gian ở, không gian sản xuất (nương rẫy, cánh đồng lúa…)
Thứ ba, vùng phải có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch: giao thông trong vùng và giao thông từ vùng này đến vùng khác. Du lịch ngày nay phát triển một phần cũng là do khoảng cách giữa các vùng miền ngày càng được rút ngắn với sự thuận lợi về giao thông và các phương tiện vận chuyển. Đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách.
Thứ tư, vùng phải chứa đựng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên đối với du lịch homestay không phải là điều kiện tiên quyết nhưng cũng là yếu tố bổ trợ nhằm thúc đẩy, lôi cuốn khách du lịch để họ quyết định tham gia hoạt động du lịch homestay. Hoạt động tham quan thắng cảnh, khám phá những thành tạo của thiên nhiên sẽ làm chuyến du lịch phong phú và thú vị hơn bên cạnh hoạt động ở nhà dân của khách du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là truyền thống văn hóa bản địa là chìa khóa quan trọng nhất để phát triển loại hình du lịch homestay. Văn hóa bản địa bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa vô thể là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo và tích lũy bởi một tộc người nhất định tại một vùng đất nhất định trải dài trong suốt quá trình sinh hoạt và sản xuất như: công trình sinh hoạt, công trình tôn giáo, lễ hội, trang phục, ẩm thực, phong tục tập quán… Văn hóa bản