7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
3.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịc hở SaPa
* Sản phẩm du lịch Sa Pa
Sa Pa là một điểm du lịch truyền thống trên bản đồ du lịch Việt Nam với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển. Với tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc, Sa Pa đã và đang phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc thù, thu hút đông đảo khách du lịch:
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan: Sa Pa nổi tiếng với điều kiện khí hậu mát mẻ, môi trường thiên nhiên miền núi trong lành và nhiều thắng cảnh hấp dẫn nên những chương trình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa đến nhiều nhất vào mùa hè. Với chương trình du lịch này, khách du lịch chủ yếu sử dụng khoảng thời gian của chuyến du lịch để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, tránh nắng nóng của vùng đô thị và tham quan một số thắng cảnh xung quanh thị trấn như chợ Sa Pa, Hàm Rồng, Thác Bạc…
Du lịch tham quan làng bản là sản phẩm du lịch thế mạnh của Sa Pa. Những làng bản dân tộc với khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành, cảnh quan nguyên sơ và đặc biệt là văn hóa bản địa độc đáo luôn là những sự lựa chọn ưa thích và điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Xác định đây là sản phẩm đặc trưng nổi bật của địa phương nên Sa Pa đang triển khai năm tuyến du lịch tham quan làng bản là:
+ Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải - Sa Pa
+ Sa Pa - Cát Cát - Ý Lình Hồ - Lao Chải - Tả Van - Sa Pa
+ Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Nậm Cang - Sa Pa + Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Sử Pán - Thanh Kim - Sa Pa
Theo kết quả điều tra, gần 100% khách du lịch quốc tế mong muốn tham gia chương trình du lịch tham quan làng bản với các tuyến như Sa Pa - Lao Chải - Tả Van, Sa Pa - Tả Phìn, Sa Pa - Bản Hồ - Thanh Phú, Sa Pa - Thanh Kim. 92% khách du lịch quốc tế lựa chọn Sa Pa vì cảnh quan, 84% vì sự hấp dẫn của các tộc người thiểu số vùng cao, 42% vì lý do đi bộ dã ngoại, 9% vì lý do nghỉ dưỡng (Báo cáo của Sở Thương Mại - Du lịch Lào Cai, tháng 7/2006).
Du lịch tham quan làng bản có mối quan hệ mật thiết với du lịch homestay. Hiện nay, tất cả các chương trình du lịch tham quan làng bản hai ngày trở lên đều được tổ chức nghỉ homestay tại gia đình người dân bản địa trên chuyến hành trình.
Du lịch mạo hiểm: Sa Pa không chỉ nổi tiếng về khí hậu, những thắng cảnh hay văn hóa tộc người mà Sa Pa còn nổi tiếng với đỉnh Phan Xi Păng được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”. Chinh phục Phan Xi Păng đã trở thành nhu cầu của nhiều khách du lịch từ thời Pháp thuộc đến nay. Chương trình du lịch mạo hiểm chinh phục Phan Xi Păng luôn là chương trình du lịch hấp dẫn những khách du lịch trẻ tuổi, ham khám phá và khẳng định bản thân. Ngày nay, người Việt bắt đầu tham gia chương trình này khá rầm rộ.
Du lịch thể thao: Sa Pa là huyện miền núi với địa hình chủ yếu là đèo dốc nên đó là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch thể thao như đi xe đạp hay đi bộ tham quan các thắng cảnh miền núi và các làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình du lịch này hiện nay là một trong những chương trình du lịch phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài.
Du lịch hội nghị: Trong khoảng vài năm trở lại đây, Sa Pa đã triển khai thực hiện một số chương trình du lịch hội nghị nhằm thu hút đối tượng khách du lịch nội địa đi theo đoàn.
Du lịch cộng đồng: Sa Pa là vùng đất đa sắc tộc, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa đặc trưng, trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn. Cộng đồng địa phương là chủ nhân của nền văn hóa đó và một yêu cầu đặt ra là họ phải được hưởng lợi từ hoạt động du lịch tại địa phương. Đây là chương trình du lịch mới được phát triển tại Sa Pa nhưng luôn được địa phương chú trọng đầu tư nhằm mục đích chia sẻ lợi
ích từ du lịch với cộng đồng địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua việc khách du lịch tham quan làng bản và tiêu dùng các sản phẩm du lịch từ chính người dân địa phương.
Du lịch homestay: Việc tìm hiểu sâu, khám phá kỹ về đối tượng tham quan đã trở thành một xu hướng du lịch mới trong thời đại ngày nay. Khách du lịch được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa để tìm hiểu và khám phá những bản sắc văn hóa tộc người bản địa. Đây là chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
* Lượng khách
Bảng 3.1. Lƣợng khách đến Sa Pa hàng năm
Năm Khách quốc tế Khách nội địa Tổng số
2005 62.823 137.201 200.024
2006 67.355 191.724 259.079
2007 97.830 204.720 302.550
Nguồn: Phòng Văn hóa - Du lịch huyện Sa Pa.
Theo bảng 3.1, tổng lượng khách từ năm 2005 đến năm 2007 tăng 151%, trong đó lượng khách nội địa tăng 149% và lượng khách quốc tế tăng 156%. Con số thống kê trên cho thấy lượng khách đến Sa Pa liên tục tăng qua các năm báo hiệu một triển vọng cho hoạt động du lịch Sa Pa. Trong sự gia tăng chung của lượng khách du lịch cả nước, lượng khách đến Sa Pa tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là Sa Pa đã thực hiện chính sách phát triển du lịch thông thoáng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, nâng cao hình ảnh du lịch Sa Pa trong phạm vi khu vực và quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch đặc thù đang hấp dẫn khách du lịch.
Bảng 3.2. Lƣợng khách quốc tế đi tham quan các tuyến du lịch làng bản Số ngày tour Năm 2006 Năm 2007 Số đoàn (Đoàn) Số lƣợt khách (Lƣợt) Số đoàn (Đoàn) Số lƣợt khách (Lƣợt)
Đi trong ngày 9.364 32.666 9.577 44.753 Đi 2 ngày 1 đêm 3.417 15.827 3.875 13.672 Đi 3 ngày 2 đêm 1.424 4.988 2.389 6.142 Đi 4 ngày 3 đêm
và dài hơn
180 1.038 745 2.015
Tổng cộng 14.380 54.519 16.586 66.582
Nguồn: Báo cáo Tình hình du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa.
Theo bảng 3.2 thì lượng khách tham quan làng bản năm 2006 là 54.519 lượt và năm 2007 là 66.582 lượt. Như vậy, năm 2007 lượng khách tham quan làng bản tăng 122%. Đây là một chỉ số khả quan cho sự phát triển nói chung của tuyến du lịch làng bản. Chính quyền địa phương đã xác định chương trình du lịch tham quan làng bản là sản phẩm du lịch mũi nhọn của Sa Pa nên đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường quảng bá, xúc tiến về tuyến du lịch làng bản nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Trong tổng số lượng khách du lịch tham quan làng bản, lượng khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ khá lớn năm 2006 là 60%, năm 2007 là 67%. Lượng khách tham quan 2 ngày 1 đêm năm 2006 là 29%, năm 2007 là 20%. Lượng khách tham quan 3 ngày 2 đêm năm 2006 là 9%, năm 2007 là 9,2%. Lượng khách tham quan 4 ngày 3 đêm năm 2006 là 2%, năm 2007 là 3%. Lượng khách tham quan làng bản trong ngày chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lượng khách tham quan dài ngày là do trong các tuyến tham quan làng bản, tuy cảnh quan đặc sắc và văn hóa bản địa độc đáo nhưng mức độ khai thác các tài nguyên còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch còn nghèo nàn nên khó có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tham quan.
* Doanh thu từ hoạt động du lịch Năm 2006: 100 tỷ
Năm 2007: 150 tỷ
Như vậy, doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2007 đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006. Con số thống kê trên chứng tỏ tốc độ doanh thu từ hoạt động du lịch năm sau so với năm trước là rất lớn. Như vậy, có thể khẳng định rằng đóng góp từ hoạt động du lịch cho nền kinh tế địa phương là đáng kể.
* Cơ sở lưu trú
Cùng với sự phát triển của điểm du lịch Sa Pa và sự gia tăng của lượng khách du lịch, cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện cũng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 30/11/2007 toàn huyện có 130 cơ sở lưu trú và 02 khu resort, số lượng buồng phòng là 2.012 với 3.777 giường.
Bảng 3.3. Phân loại cơ sở lƣu trú trên địa bàn huyện Sa Pa
STT Loại Số lƣợng 1 Cơ sở 4 sao 1 2 Cơ sở 3 sao 1 3 Cơ sở 2 sao 6 4 Cơ sở xếp loại A 50 5 Cơ sở xếp loại B 42 6 Cơ sở xếp loại C 5 7 Cơ sở chưa thẩm định xếp loại 12 8 Nhà khách ngành 13
9 Khu resort 2
Nguồn: Báo cáo hoạt động Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa 2007.
Theo bảng 3.3, tổng số cơ sở lưu trú là 132 trong đó chỉ có 8 cơ sở lưu trú được xếp hạng sao, còn lại là những cơ sở chưa được xếp hạng. Tuy nhiên, cơ sở lưu trú ở Sa Pa được đánh giá là đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý đối với đông đảo khách du lịch. Do đặc điểm khí hậu có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm nên Sa Pa là điểm du lịch chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính thời vụ trong
du lịch. Đây cũng là một khó khăn cho việc duy trì và vận hành các cơ sở lưu trú. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt những loại hình du lịch ít chịu sự tác động mùa như du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị… là một nhiệm vụ của các chủ thể kinh doanh du lịch.
* Công ty lữ hành
Hiện toàn huyện có 18 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện đủ điều kiện kinh doanh lữ hành trong đó có 2 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 16 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Các công ty lữ hành chủ yếu xây dựng, bán và tổ chức thực hiện những chương trình du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa. Các chương trình du lịch phổ biến thường là những chương trình du lịch tham quan làng bản và chương trình du lịch mạo hiểm.
Số hướng dẫn viên đang hoạt động trên địa bàn huyện là 209 hướng dẫn viên trong đó có 56 hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số (chiếm 26%). Do những đặc điểm của nghề hướng dẫn và đặc điểm của điểm du lịch Sa Pa, lực lượng hướng dẫn viên thường xuyên có sự xáo trộn, gây khó khăn cho công tác quản lý. Đội ngũ hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số có khả năng giao tiếp ngoại ngữ, thông thạo địa hình và văn hóa bản địa nhưng hạn chế về kiến thức chuyên môn và trình độ nghiệp vụ.
* Trung tâm thông tin du lịch Sa Pa
Trung tâm thông tin du lịch Sa Pa trước kia là Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc phòng Thương mại và Du lịch Sa Pa được thành lập năm 2003. Qua một thời gian hoạt động, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm thông tin du lịch Sa Pa trực thuộc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Lào Cai chính thức ngày 1/10/2007, đến 1/4/2008 Trung tâm lại sáp nhập vào Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
Nhằm tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Sa Pa và cung cấp thông tin hiệu quả cho khách du lịch, trung tâm thông tin du lịch Sa Pa đã tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin hữu ích cho khách du lịch về: các tour tham quan, tuyến điểm du lịch trong tỉnh và đặc biệt trên địa bàn huyện Sa Pa, giúp khách đặt khách sạn, nhà hàng, thủ tục visa, hộ chiếu, giấy thông hành... Công tác thông tin
quảng bá được thực hiện thông qua đội ngũ nhân viên tư vấn, hệ thống ấn phẩm, tờ rơi tập gấp, trang thiết bị, phòng trưng bày, phòng tranh, phòng chiếu video, gian giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ địa phương…
Nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Sa Pa và cung cấp thông tin cập nhật đến đông đảo khách du lịch, trung tâm đã xây dựng và điều hành website về du lịch Sa Pa với tên miền www.sapatourism.info.vn rất hiệu quả.
Bảng 3.4. Lƣợng khách tới tham quan trung tâm thông tin du lịch Sa Pa
Năm Khách quốc tế Khách nội địa Tổng
2005 - - 20.476
2006 10.402 1.434 11.836
2007 4.366 993 5.359
Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch Sa Pa.
Theo bảng 3.4, lượng khách năm sau ít hơn năm trước, năm 2006 lượng khách chỉ bằng 58% năm 2005, năm 2007 thì lượng khách chỉ bằng 45% năm 2006 và bằng 26% năm 2005. Nguyên nhân là do trung tâm thay đổi địa điểm và trên thực tế, thông tin trung tâm cung cấp cho khách du lịch chỉ dừng lại ở những chương trình du lịch hay cơ sở lưu trú mà khách du lịch đã được cung cấp trong các quyển guide book. Lượng khách tới tham quan trung tâm chủ yếu là khách quốc tế, năm 2006 lượng khách quốc tế là 10.402 chiếm 88%, năm 2007 lượng khách quốc tế chiếm 81%. Tỷ lệ khách du lịch nội địa ít là do khách du lịch nội địa đến Sa Pa để nghỉ dưỡng và tham quan những thắng cảnh truyền thống nên họ không quan tâm nhiều đến những chương trình du lịch. Khách du lịch quốc tế đến trung tâm do nhu cầu tìm hiểu thông tin và họ thường quan tâm đến những chương trình du lịch như du lịch tham quan làng bản hay du lịch mạo hiểm.
* Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa đã kết hợp với các cơ quan và các tổ chức trong và ngoài nước đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực trong du lịch trên địa bàn toàn huyện.
- Phòng Thương mại - Du lịch huyện Sa Pa trước đây và phòng Văn hóa - Du lịch huyện Sa Pa bây giờ đã phối hợp với phòng nội vụ huyện Sa Pa tổ chức đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho 60 học viên là các hướng dẫn viên, người lao động dân tộc thiểu số hiện đang làm việc tại các cơ sở du lịch và các xã trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với Dự án phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch (EU) tổ chức chương trình đào tạo viên nghiệp vụ buồng cho các khách sạn lớn ở ba tỉnh Yên Bái - Lào Cai - Điện Biên (Sa Pa có 15 đơn vị tham gia)
- Phòng Văn hóa - Du lịch huyện Sa Pa đã tổ chức 06 lớp nghiệp vụ du lịch trong đó 01 lớp tiếng Pháp giao tiếp du lịch, 01 lớp nghiệp vụ bàn bar, 01 lớp nấu ăn, 01 lớp lễ tân, 01 lớp nghiệp vụ buồng, 01 lớp nghiệp vụ hướng dẫn với gần 200 lao động được đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn huyện.