Điều kiện nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 76)

7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn

2.2.3. Điều kiện nguồn nhân lực

Dân số toàn huyện Sa Pa tính đến năm 2006 là 48.325 người với 8702 hộ bao gồm 7 tộc người trong đó có 4 tộc người chính là người Mông, người Dao, người Tày, người Giáy. [2] Đây chính là những cư dân đầu tiên đã chung sức góp phần tạo nên diện mạo văn hóa cho vùng đất Sa Pa. Bản sắc văn hóa của những tộc người này là tài nguyên du lịch qúy giá cho sự phát triển của du lịch homestay. Và trong hoạt động kinh doanh du lịch homestay, chủ nhà và những thành viên trong gia đình là lực lượng lao động chính cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nghỉ homestay. Bên cạnh lực lượng lao động trực tiếp còn có lực lượng lao động gián tiếp cũng là người trong bản, góp phần tạo ra những sản phẩm hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động du lịch homestay, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách du lịch.

Các tộc người ở đây có truyền thống cần cù, chăm chỉ đã tạo dựng nên một Sa Pa trù phú với những cánh ruộng bậc thang trải dài qua các thung lũng thể hiện ý chí và nghị lực của những cư dân vùng đất này. Tuy phong tục tập quán của từng tộc người khác nhau nhưng họ đều có phẩm chất hiền lành, chất phác, thật thà, lương thiện. Đó là những phẩm chất đáng qúy mà chỉ ở những vùng đất thế này mới tạo ra những con người thế ấy. Những phẩm chất ấy trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với mỗi khách du lịch nghỉ homestay. Đặc biệt, họ còn là những chủ

nhà hiếu khách, đặc biệt là người Tày, người Giáy. Người Mông, người Dao do phong tục tập quán nên họ có nhiều điều kiêng kị đối với khách nhưng khi đã tham gia kinh doanh du lịch homestay thì những điều kiêng kị không còn phù hợp với thực tiễn đã được giảm thiểu đáng kể.

Trình độ của đội ngũ nhân lực trong du lịch homestay còn nhiều hạn chế. Trước hết, trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của họ còn thấp, chủ yếu là nông dân thuần túy, do yêu cầu phát triển du lịch homestay mà trở thành lực lượng lao động trong du lịch. Họ không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về chuyên môn mà chỉ tham gia những lớp học, khóa đào tạo ngắn hạn nhằm bổ túc, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ. Trình độ ngoại ngữ của lực lượng này rất hạn chế cũng là trở ngại lớn trong quá trình phục vụ khách du lịch. Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nhưng không nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.

Thời gian gần đây, Sa Pa đã được nhiều tổ chức phi chính phủ hợp tác giúp đỡ về việc đào tạo nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay nói riêng. Tổ chức IUCN và SNV trong chương trình Du lịch bền vững vì người nghèo đã phối hợp xây dựng đề án thành lập Tổ chức kinh doanh du lịch vì người nghèo tại Sa Pa. Viện đại học Mở Hà Nội và Hiệp hội các trường Đại học Vancouver Canada đào tạo du lịch cộng đồng tại hai xã Tả Van và Tả Phìn. Dự án của Tổ chức Bánh mỳ thế giới đào tạo du lịch cộng đồng tại Bản Dền (Bản Hồ) và Sín Chải (San Xả Hồ). Dự án của tổ chức COHED Thụy Điển - Việt Nam đào tạo du lịch cộng đồng và những nhóm ngành nghề hỗ trợ du lịch cộng đồng như nhóm du lịch cộng đồng, nhóm rau sạch, nhóm thổ cẩm… Những dự án này không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn trực tiếp mở lớp bồi dưỡng cho người dân địa phương kiến thức du lịch, kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng làm du lịch cộng đồng và du lịch homestay. Phòng Văn hóa - Du lịch huyện Sa Pa cũng mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ buồng, bàn, bar, nấu ăn… nhằm nâng cao kỹ năng phục vụ cho dân bản làm du lịch homestay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)