Nghiên cứu xác định mô hình tổ chức, quản lý, điều hành mạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 131 - 141)

6- CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

5.4Nghiên cứu xác định mô hình tổ chức, quản lý, điều hành mạng

thông tin KHCN

Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát về nhu cầu và nội dung thông tin, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát các mô hình đã và đang được thực hiện tại các địa phương trong khu vực ĐBSCL và miền đông nam bộ, từ đó đề xuất mô hình tổ chức quản lý, điều hành cho mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL với sự tham gia của các địa phương trong vùng.

Các kết quả đạt được: Sản phẩm của nội dung này là:

- Báo cáo kết quả khảo sát các mô hình cung cấp thông tin KHCN đã được thực hiện tại một số các địa phương.

- Mô hình tổ chức, quản lý điều hành mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL.

- Qui chế hoạt động mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL.

Nhận xét, đánh giá kết quả

- Kết quả khảo sát thực tế các mô hình cung cấp thông tin KH&CN tại các địa phương đã cho thấy các địa phương đã có rất nhiều sáng kiến trong phương pháp tiếp cận và “tâm huyết” để triển khai các dự án đến với người dân. Các bài học từ thực tế triển khai tai các địa phương

có vai trò quan trong trong xây dựng mô hình hoạt động cho mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL.

- Mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là cổng thông tin điện tử chung về KHCN của các địa phương trong khu vực ĐBSCL có sự hợp tác giữa các địa phương trong tổ chức, quản lý, điều hành.

- Qui chế hoạt động mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL là cơ sở quan trọng trong tổ chức, quản lý, điều hành mạng thông tin KHCN chung của các địa phương trong khu vực.

- Nhóm nghiên cứu đề xuất kế hoạch phát triển bền vững cho dự án từ: Sinh ra (Bộ KHCN đầu tư ban đầu) – Nuôi dưỡng (các địa phương hỗ trợ phát triển các hoạt động) - Trưởng thành (tự trang trải kinh phí phục vụ cung cấp thông tin cho người dân) của mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL.

- Mô hình tổ chức, quản lý điều hành mạng thông tin KHCN cho khu vực ĐBSCL được nhóm nghiên cứu đề xuất có tính khả thi cao, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí do đầu tư trùng lập.

Phn KT LUN VÀ KIN NGH KẾT LUẬN

Về nhu cầu, nội dung thông tin KHCN:Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu cầu thông tin khoa học công nghệ của mọi tầng lớp nhân dân là rất cao, đặc biệt là ở ĐBSCL, nơi đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.

Khả năng đáp ứng hiện nay về thông tin KHCN: Hiện tại, năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin về sản xuất, thị trường và đời sống của tất cả các kênh tương đối khá (20-40% tuỳ lĩnh vực). Chủ yếu bằng các phương tiện thông tin sẵn có trong gia đình (tivi - 95,6%, điện thoại - 64,4%, radio -57,6%). Riêng thông tin qua mạng Internet đến với người dân còn rất thấp (dưới 5%). Phát triển kênh thông tin nầy là rất cần thiết để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận thông tin KHCN của người dân.

Sự cần thiết của mạng thông tin khoa học công nghệ: Bên cạnh những phương tiện thông tin truyền thống thì thông tin qua mạng Internet là hết sức hữu ích và cấp thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy sự đồng tình rất cao của tất cả các đối tượng được phỏng vấn trong việc phát triển mạng thông tin khoa học công nghệ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các dự án đưa thông tin KHCN đến với người dân khu vực nông thôn bằng phương tiện CNTT đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong khu vực, bước đầu mang lại kết quả tích cực, tuy nhiên cần phải có các giải pháp duy trì và phát triển bền vững.

Về các giải pháp kỹ thuật mạng thông tin KHCN: Hiện nay cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (máy vi tính, mạng truyền thông có dây và không dây tốc độ cao ADSL, 3G, ..) phát triển rất nhanh và rộng khắp cho phép người dân tiếp cận thông tin dể dàng, nhanh chóng qua mạng Internet. Sự phát triển nhanh trong lĩnh vực CNTT-TT, cho phép xây dựng các hệ thống thông tin, cổng thông tin điện tử có khả năng tích hợp nhiều loại dữ liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video) để cung cấp thông tin KHCN đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu và phù hợp với trình độ người dân trong khu vực.

Về các giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng KHCN: Để người dân khu vực nông thôn có trình độ văn hoá thấp tiếp cận mạng thông tin KHCN, chương trình phổ cập tin học giúp người dân làm quen với máy vi tính và sử dụng Internet để tìm kiếm và trao đổi thông tin phục vụ phát triển sản xuất và đời sống. Để nâng cao khả năng ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống, các chương trình và bài giảng tập huấn kỹ thuật được chuyển tải qua mạng để người dân có thể tham gia học tập theo phương thức mới học tập từ xa qua mạng (e-learning). Năm chương trình tập huấn kỹ thuật thí điểm được thực hiện là các ví dụ mẫu để thực hiện nội dung này. Cần có chương trình đẩy mạnh phát triển các điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet nông thôn theo hướng xã hội hoá có sự hỗ trợ của nhà nước. Các địa phương trong khu vưc cần hỗ trợ đào tạo kỹ thuật viên CNTT đủ khả năng quản lý, khai thác và khắc phục sự cố trên các thiết bị CNTT và truyền thông. • Về mô hình tổ chức, quản lý điều hành mạng thông tin KHCN:

kiệm chi phí, tránh lãng phí do đầu tư trùng lập. Để mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cần có qui chế phối hợp của các sở KH&CN của 13 tỉnh / thành trong khu vực trong tổ chức, quản lý, điều hành.

Về mô hình phát triển mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL:

Để mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL thực hiện thành công và phát triển bền vững cần có lộ trình cho dự án từ Sinh ra (Bộ KHCN đầu tư xây dựng ban đầu) – Nuôi dưỡng (Các địa phương hỗ trợ phát triển các hoạt động) - Trưởng thành (tự trang trải kinh phí phục vụ cung cấp thông tin cho người dân thông qua các hoạt động) của mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL.

Kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật mạng thông tin KHCN cho thấy sự phát triển trong lĩnh vực CNTT-TT hiện nay có đủ khả năng thực hiện các giải pháp tích hợp thông tin và cung cấp thông tin KHCN phù hợp với nhu cầu và trình độ của người dân thông qua mạng Internet một cách thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

“Mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL” là phương tiện quan trọng để cung cấp thông tin KHCN đáp ứng nhu cầu của người dân và mong muốn các địa phương trong khu vực.

KIẾN NGHỊ

Theo ý kiến của các nhà quản lý và những người am hiểu về công nghệ thông tin, lợi ích và sự khác biệt giữa các phương thức truyền thông truyền thống và truyền thông qua mạng Internet. Truyền thông qua mạng Internet có khả năng tích hợp các ưu thế truyền thông của các phương tiện truyền thông

truyền thống trong cung cấp thông tin và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân nông thôn. Mặc dù không thể thay thế các phương tiện thông tin truyền thống, nhưng thông tin qua mạng Internet có nhiều ưu thế, lợi điểm mà các phương tiện truyền thông truyền thống không làm được.

- Thông tin qua mạng Internet với giao diện Web, các loại dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, phim video có thể được biên tập, tích hợp trên các bản tin, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và qui trình sản xuất, một cách cụ thể, rõ ràng, trực quan, dễ hiểu, dể áp dụng vào thực tế sản xuất và đời sống mà trước đây các phương tiện truyền thống như sách, báo, tạp chí, tờ rơi không làm được.

- Thông tin trên các trang Web có thể được lưu trữ lâu dài, được cập nhật, bổ xung thường xuyên các kỹ thuật và công nghệ mới phù hợp với tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và trên thế giới, các thông tin này có thể được tìm kiếm, xem lại bất cứ lúc nào cần đến và bất cứ ở đâu có kết nối với mạng Internet.

- Cổng thông tin điện tử E-Mekong, với mô hình một cửa, cung cấp cho người dân khu vực ĐBSCL tất cả các thông tin thời sự, thông tin về chủ trương chính sách của nhà nước, về tình hình sản xuất, tình hình dịch bệnh và các phương pháp phòng ngừa điều trị trên cây trồng vật nuôi, về giá cả thị trường, về kỹ thuật và mô hình sản xuất tiên tiến, về đời sống, y tế và sức khoẻ cộng đồng, về môi trường nông thôn, … Chỉ cần đến với cổng thông tin E-Mekong người dân có thể tiếp cận đến tất cả các thông tin có liên quan đến sản xuất và đời sống tại địa phương, trong khu vực, cả nước và trên thế giới.

- Không chỉ dừng lại với mục tiêu cung cấp thông tin cho người dân, cổng thông tin E-Mekong còn là nơi mà tiếp nhận các yêu cầu, đặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm giữa người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý về các vấn đề liên quan đến sản xuất và đời sống của người dân trong khu vực.

- Ngoài ra mạng E-Mekong còn có khả năng liên kết với các Website của các viện nghiên cứu trong khu vực (Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long - Ô môn, Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền nam) nhất là với cổng thông tin trường Đại Học Cần Thơ – Trung tâm đào tạo nguồn nhân trình độ cao, nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật lớn nhất cho khu vực ĐBSCL.

Ứng dụng CNTT-TT nông thôn đã trở thành một yêu cầu cấp bách của các quốc gia trên thế giới theo các phương diện kinh tế, xã hội, con người, … Mô hình và giải pháp CNTT-TT nông thôn là rất đa dạng, ở các nước phát triển ứng dụng CNTT-TT nông thôn đã ở trình độ rất cao, hướng tới một “xã hội thông tin” trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta hoạt động này mới trong giai đoạn khởi đầu. Với quyết tâm và nỗ lực xây dựng mạng E-Mekong của vùng ĐBSCL thì trong một tương lai không xa, phương tiện truyền thông qua mạng sẽ có vị trí quan trọng trong đời sống người dân khu vực.

Từ vai trò quan trọng của CNTT-TT và các kết quả nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu đề nghị:

• Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL, các địa phương trong khu vực kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép xây dựng dự án đầu tư “Mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL”. Xây dựng mạng E-Mekong cần được xem là trách nhiệm của nhà nước, là nhiệm vụ cấp thiết của ngành KH&CN các địa phương, của các viện nghiên cứu, các trường

đại học và các nhà khoa học trong khu vực đối với nhân dân vùng ĐBSCL.

• Song song với việc xây dựng cổng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL, để mạng E-Mekong đi vào cuộc sống của người dân nông thôn, các địa phương trong vùng cần có các chương trình, dự án phát triển các điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet khu vực nông thôn (theo hướng xã hội hoá có sự hỗ trợ của nhà nước), các chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ứng dụng CNTT-TT nông thôn (đào tạo nghề nông thôn).

• Các Sở KH&CN trong vùng thống nhất về mô hình và qui chế phối hợp trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của mạng E-Mekong và quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ cấp thiết cấp nhà nước “Xây dựng mạng thông tin KHCN khu vực ĐBSCL”.

TÀI LIU THAM KHO

1- Nguyễn Ngọc Đệ, 2006. Farmer, Agriculture and Rural development in the Mekong Delta of Vietnam. Nhà Xuất bản Giáo dục.

2- Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004. Nghèo. Báo cáo chung của các Nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội, 2-3 tháng 12 năm 2003. Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam.

3- Tổng cục Thống kê, 2005. Niên giám Thống kê.

4- Trần Ngân Bình, 2007. Báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng internet tại khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh.

5- Các báo cáo hoạt động của Trung tâm Tin học, Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân, Sở Nông nghiệp-PTNT, Sở Bưu chính Viễn thông, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Văn hoá Thông tin, Sở Thương mại-Du lịch, Sở Công nghiệp, Sở Lao động Thương binh-Xã hội, Sở Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Khuyến ngư, Trung tâm Khuyến công, và một số Ban ngành khác của 13 tỉnh thành ĐBSCL.

6- Các báo cáo hoạt động của UBND, Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Phòng Văn hoá-Thông tin, Phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Bưu điện, Trạm Bưu chính-Viễn thông huyện Thủ Thừa, Cai Lậy, Giồng Trôm, Cao Lãnh, Măng Thít, Cầu Ngang, Chợ Mới, Phong Điền, Vị Thuỷ, Mỹ Xuyên, Tân Hiệp, Hồng Dân, Cái Nước.

7- Báo Thanh niên, 2007. Cảnh báo về hàng chục đề án kiểu 112, số 262 (4288), ngày 19/9/2007.

PHỤ LỤC 1-10

BÁO CÁO HOÀN THIỆN HỒ SƠ CẤP CƠ SỞ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

___________________________________________________________________________ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cần Thơ, ngày 30 tháng 10 năm 2010

BÁO CÁO VỀ VIỆC HOÀN THIỆN HỒ SƠĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ

I. Những thông tin chung

1. Tên đề tài/d án:Nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học – công nghệ

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thuộc: Nhiệm vụ cấp thiết mới phát sinh ởđịa phương năm 2008

2. Ch nhim đề tài/d án: Tiến sĩĐỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng, trường Đại Học Cần Thơ).

3. Cơ quan ch trì đề tài/d án: Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Ch tch hi đồng đánh giá: Tiến sĩ Trần Ngọc Nguyên, Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ Thành phố Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Thi gian đánh giá: Bắt đầu: 13giờ 30 phút, ngày 06 / 8 /2010

Kết thúc: 17 giờ 00 phút, ngày 06 / 8 /2010

II. Nội dung đã thực hiện theo kết luận của hội đồng cấp cơ sở:

1. Những nội dung đã bổ sung hoàn thiện (liệt kê và trình bày lần lượt các vấn đề cần hoàn thiện theo ý kiến kết luận của hội đồng đánh giá cấp cơ sở)

- Bổ xung trong phần Báo cáo thống kê kết quả thực hiện đề tài, lý giải nội dung 1: “Tổ chức điều tra, xác định nhu cầu và nội dung thông tin KHCN phục vụ phát triển sản xuất và đời sống cho nhân dân khu vực nông thôn vùng ĐBSCL” được thực hiện từ tháng 6/2007 đến tháng 10/2007 (trước thời hạn ghi trên hợp đồng và thuyết minh đề tài) và nguyên nhân dẫn đến các móc thời gian thực hiện các nội dung còn lại của đề tài được thực hiện trể hơn kế hoạch 6 tháng.

- Bổ xung trong phần mở đầu của báo cáo tổng hợp về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông khu vực nông thôn trên thế giới để cho thấy tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 131 - 141)