PHÂN TÍCH NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)

Hiện nay hầu hết các Sở Khoa học và Công nghệ trong khu vực ĐBSCL đều có website, việc trao đổi, chia sẻ thông tin trong công tác quản lý KH&CN giữa các tỉnh ở ĐBSCL đã có một bước cải thiện, tuy nhiên vẫn còn chậm và chưa cập nhật kịp thời, việc trao đổi thông tin chủ yếu là gởi các văn bản bằng bưu điện và qua email. Tuy có website của vùng “Đề tài nghiên cứu khoa học vùng ĐBSCL”, nhưng đây chỉ là cơ sở dữ liệu điện tử về các đề tài nghiên cứu khoa học của vùng, do đó cũng chưa tích hợp được các hoạt động chuyên ngành KH&CN của các địa phương trong vùng.

phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi” đã xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về thông tin KH&CN phục vụ nông thôn với các loại hình thông tin toàn văn trên CD ROM, phim khoa học, bản tin nhanh,…về các lĩnh vực nông nghiệp, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục,… Đây là cơ sở dữ liệu có tính khoa học cao đã chuyển giao cho một số tỉnh trong nước trong đó có một số tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, các thông tin về khoa học kỹ thuật phần lớn được trình bày cô đọng và ngắn gọn nên nông dân khó có thể hiểu hết để thực hiện. Mặt khác, một số thông tin có tính phổ biến chung cho nông dân ở cả nước, thông tin có tính tham khảo nên khi áp dụng vào thực tế sản xuất ở vùng ĐBSCL chưa hoàn toàn thích hợp.

Hiện nay có nhiều website đưa các thông tin khoa học và công nghệ, nhưng một số website chỉ cung cấp thông tin chuyên ngành riêng (khuyến nông, nông nghiệp, y tế), một số website khác có thông tin rất đa dạng, tuy nhiên khi sử dụng thông tin phải trả tiền và cách thức lấy thông tin không đơn giản (mạng Cesti, Vista,...). Bên cạnh đó, một số thông tin được biên tập đòi hỏi người đọc phải có một trình độ văn hoá nhất định hoặc có trình độ chuyên môn mới hiểu và ứng dụng được.

Do vậy, ĐBSCL cần có một cổng thông tin (portal) có đầy đủ các thông tin đáp ứng nhu cầu, phù hợp với trình độ và được cập nhật thường xuyên để người dân khu vực nông thôn dễ dàng tìm kiếm mà không phải mất nhiều thời gian và chi phí. Đồng thờì với hệ thống cung cấp thông tin các giải pháp nâng cao năng lực, mô hình phát triển bền vững các “Trung tâm ứng dụng CNTT-TT nông thôn” cũng được quan tâm nghiên cứu để hỗ trợ người dân tiếp cận và ứng dụng các thông tin KHCN vào sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học mạng thông tin khoa học - công nghệ khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 33 - 34)