3.1 Ngoài nước:
Vấn đề phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) là nội dung đã được nhiều tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Ngân hàng thế giới (WB) rất quan tâm nghiên cứu và triển khai trên nhiều nước trên thế giới.
Ở các nước phát triển vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn được đề cập khá toàn diện (con người, kinh tế, khoa học – công nghệ, chính sách, tài nghuyên – môi trường) trong đó CNTT-TT và công nghệ sinh học là hai thành phần chính trong lĩnh vực khoa học – công nghệ. Nội dung CNTT-TT có liên quan tới toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn, có tác động đến mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống khu vực nông thôn.
Ở các nước phát triển mới như Hàn Quốc, công nghệ thông tin được xem là cầu nối tích hợp công nghệ sinh học, công nghệ trồng trọt, công nghệ môi trường, công nghệ quản lý thành một hệ thống công nghệ tổng thể phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hiệp hội viễn thông quốc tế (International Telecomunication Union – ITU) đặc biệt quan tâm đến ứng dụng CNTT-TT nông thôn. Hội thảo quốc tế “Improving Rural Development Through Telecentres: Key Success Factor” do ITU phối hợp với University Utara Malaysia tiến hành trong tháng 4/2010 tại Penang, Malaysia cung cấp nhiều bài học về CNTT-TT nông thôn (về tính bền vững của CNTT-TT nông thôn, về cung cấp thông tin, về nhân lực, về vấn đề tài chính, về phối hợp và xã hội hoá) cho các nước đang phát triển (http://www.itu.int/ITU-D/asp/CMS/ASP-CoE/2010/IRD/index.asp).
Ứng dụng CNTT nông thôn là hết sức cần thiết và đã được triển khai ở hầu hết các nước trên thế giới, tuỳ thuộc và trình độ phát triển của từng quốc gia, từng vùng các dự án CNTT nông thôn được triển khai theo mô hình tương ứng. Vì vậy các mô hình ứng dụng CNTT nông thôn rất đa dạng và phong phú.
phục vụ phát triển sản xuất và đời sống khu vực nông thôn của nước ta. Là một nước đang phát triển mới đạt được mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần nghiên cứu, chọn lọc và cải tiến các mô hình và giải pháp của thế giới làm phù hợp với điều kiện đặc thù của nông thôn Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng.
3.2 Trong nước:
Để đưa thông tin tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 1998-2002”. Trong khuôn khổ chương trình này Trung tâm Thông tin KHCN Quốc gia thực hiện đề tài “Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa” đã xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin KHCN phục vụ nông thôn, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Chương trình đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội” trên địa bàn các xã ở tỉnh Ninh Bình (11/2001-12/2002), các huyện của tỉnh Đồng Nai (11/2003-11/2004) và hiện nay đang triển khai ở một số tỉnh khác. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, An Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng và quản lý trang thông tin tỉnh An Giang trên mạng Internet” cung cấp nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho cán bộ và người dân ở nông thôn; dự án “Nâng cao khả năng tiếp cận với thông tin trên Internet cho cán bộ khoa học kỹ thuật ở xã, thị trấn nông thôn tỉnh An Giang” hỗ trợ cán bộ kỹ thuật công tác ở địa bàn nông thôn tiếp cận với nguồn thông tin phong phú trên Internet; dự án “Xây dựng mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông thôn ở các câu lạc bộ nông dân xã” (2004-2005). Vĩnh Long thực hiện đề
(2005-2006). Bạc Liêu đang triển khai dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn”. Các trang tin điện tử về hoạt động khoa học và công nghệ trong vùng ĐBSCL từ các viện (Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả miền Nam, ), trường Đại học Cần Thơ, các Sở KH&CN (Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang...) các dự án đang triển khai (Đề tài nghiên cứu khoa học ĐBSCL của Trung tâm Học liệu - Trường Đại học Cần Thơ, Mekongfish,...). Các website của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của thành phố Cần Thơ, An Giang, ...
Ngoài ra, còn có các trang web của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Chăn nuôi, Công ty Việt Linh,... đưa các thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thông tin được khai thác miễn phí.